Giáo án Công nghệ Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Phương Liên

Giáo án Công nghệ Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Phương Liên

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

 - Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ:. Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

- Sử dụng công nghệ: Phân biệt được các kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

2.2. Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4, A5. Phiếu học tập. Bài tập. Ảnh, power point.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

 

doc 283 trang Hà Thu 28/05/2022 3230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Phương Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/08/2021
Ngày giảng: 6A : 07 /09/2021 ; 6B: 06 /09/2021 ; 6C: 07 /09/2021
TIẾT 1. BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở(T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức	
	- Nêu được vai trò của nhà ở.
	- Nêu được đặc điểm chung của nhà ở.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được vai trò của nhà ở. Nhận biết được đặc điểm chung của nhà ở. 
2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ, tự học.	
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4, A5. Phiếu học tập. Đề kiểm tra. Ảnh, power point.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp 
6A.....................................6B........................................6C.................................
Tiến trình bài dạy 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới.
b. Nội dung: Giới thiệu nội dung bài học
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cuộc sống con người sẽ khó khăn như thế nào nếu không có nhà ở?
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Trả lời được câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Nhà ở có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Để biết được vai trò của nhà ở, dặc điểm chung của nhà ở thì chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1. Tìm hiểu vai trò của nhà ở
a.Mục tiêu: Nêu được các vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
b. Nội dung: Vai trò của nhà ở.
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm và cho biết vì sao con người cần nhà ở. Thời gian là 10 phút.
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
1. Vai trò của nhà ở
- Là công trình được xây dựng với mục đích để ở
- Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội.
- Phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của nhà ở
a.Mục tiêu: Nêu được cấu tạo của ngôi nhà. Trình bày được cách bố trí không gian bên trong ngôi nhà.
b. Nội dung: Đặc điểm chung của nhà ở
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cấu tạo chung của ngôi nhà
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
Móng nhà
Cửa số
Sàn nhà
Khung nhà
Tường
Cửa ra vào
Mái nhà
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
II. Đặc điểm chung của nhà ở
1. Cấu tạo chung của ngôi nhà
 Nhà ở thường bao gồm các phần chính là móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu cách bố trí không gian bên trong ngôi nhà
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm và Nhận biết được những khu vực chức năng nào trong ngôi nhà?
Thời gian là 10 phút.
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
2. Cách bố trí không gian bên trong
- Nhà ở thường được phân chia thành các khu vực chức năng như khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh,...
- Nhà ở còn mang tính vùng miền, phụ thuộc vào các yếu tố vị trí địa lí, khí hậu, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Hoạt động 3: Luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khái quát về nhà ở
b. Nội dung: Khái quát về nhà ở
c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV phát phiếu kiểm tra cho từng học sinh. Thời gian làm bài là 4 phút.
Hoàn thành bài kiểm tra
Thực hiện nhiệm vụ
HS làm bài kiểm tra.
Kết thúc kiểm tra giáo viên chiếu kết quả. Yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau, chấm.
HS chiếu đáp án, chấm, nộp lại bài cho GV.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 4: Vận dụng
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Khái quát về nhà ở
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS về nhà nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Bản ghi trên giấy A4.
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
PHỤ LỤC 1. ĐỀ KIỂM TRA
Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Vai trò của nhà ở đối với con người là
A. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
B. Là công trình được xây dựng với mục đích không để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
C. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, không phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
A. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Câu 2. Nhà ở bao gồm các phần chính sau
A.móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
B. sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
C.móng nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
D.móng nhà, sàn nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
Câu 3. Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt như:
A. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
B. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
C. khu vực sinh hoạt chung, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
D. khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
Ngày ......tháng 09 năm 2021
Tổ chuyên môn
(Ký duyệt)
Ngày soạn: 09/09/2021
Ngày giảng: 6A : 14 /09/2021 ; 6B: 13 /09/2021 ; 6C: 14 /09/2021
TIẾT 2 - BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở(T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức	
	- Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
- Nhận thức công nghệ:. Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
- Sử dụng công nghệ: Phân biệt được các kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ, tự học.	
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4, A5. Phiếu học tập. Bài tập. Ảnh, power point.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp 
6A.....................................6B........................................6C.................................
2.Tiến trình bài dạy 
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới.
b. Nội dung: Giới thiệu nôi dung bài học
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
Em hãy xác định tên gọi các kiểu kiến trúc nhà ở trên
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Trả lời được câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Để biếtđược kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam thì chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1: Tìm hiểu kiến trúc nhà ở nông thôn
a.Mục tiêu: Nhận biết được kiến trúc nhà ở vùng nông thôn
b. Nội dung: Nhà ở vùng nông thôn
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
? Nhà ở nông thôn có kiến trúc như thế nào
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
III. Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
1. Nhà ở nông thôn truyền thống
- Các khu vực chức năng trong nhà thường được xây dựng tách biệt. 
- Tùy điều kiện của từng gia đình mà khu nhà chính có thể được xây dựng ba gian hai chái, hay năm gian hai chái. 
- Các gian nhà được phân chia bằng hệ thống tường hoặc cột nhà.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 2: Tìm hiểu kiến trúc nhà ở thành thị
a.Mục tiêu: Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở thành thị
b. Nội dung: Nhà ở thành thị
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập. Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra PHT1 và yêu cầu HS hoàn thành trong thời gian 5 phút.
HS nhận nhiệm vụ.
2. Nhà ở thành thị
a. Nhà mặt phố
- Nhà ở thường được thiết kế nhiều tầng. 
- Nhà mặt phố được thiết kế để có thể vừa ở vừa kinh doanh
b. Nhà chung cư
- Nhà chung cư được xây dựng để phục vụ nhiều gia đình.
- Nhà được tổ chức thành không gian riêng dành cho từng gia đình được gọi là các căn hộ và không gian chung như khu để xe, khu mua bán, khu sinh hoạt cộng đồng,...
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận PHT1 và hoàn thành phiếu.
GV yêu cầu HS trao đổi PHT1 cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT1 của bạn. 
HS chấm điểm PHT1 của bạn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
HS nhận xét bài của bạn.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nội dung 3: Tìm hiểu kiến trúc nhà ở khu vực đặc thù
a.Mục tiêu: Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở khu vực đặc thù
b. Nội dung: Nhà ở khu vực đặc thù
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
N ội dung 3. Tìm hiểu nhà ở khu vực đặc thù
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
 Nhà nổi
GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm và mô tả cấu trúc của nhà sàn và nhà nổi
Thời gian là 10 phút.
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
3. Nhà ở các khu vực đặc thù
a. Nhà sàn
- Nhà sàn là kiểu nhà được dựng trên các cột phía trên mặt đất, phù hợp với các đặc điểm về địa hình, tập quán sinh hoạt của người dân. - Nhà sàn được chia thành hai vùng không gian sử dụng:
+ phần sàn là khu vực sinh hoạt chung, để ở và nấu ăn
+ phần dưới sàn thường là khu vực chăn nuôi và nơi cất giữ công cụ lao động
b. Nhà nổi
- Nhà nổi là kiểu nhà được thiết kế có hệ thống phao dưới sàn giúp nhà có thể nổi trên mặt nước. 
- Nhà có thể di động hoặc cố định
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Hoạt động 3: Luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về khái quát về nhà ở
b. Nội dung: Khái quát về nhà ở
c. Sản phẩm: Hoàn thành bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Luyện tập về vật liệu làm nhà ở
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
 d d
GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút.
Bài tập: Hãy xác định các kiểu kiến trúc nhà ở trong hình a, b, c, d?
Hoàn thành bài tập
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 4: Vận dụng
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Khái quát về nhà ở
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS về nhà xác định kiểu nhà em đang ở thuộc kiến trúc nào. Mô tả đặc điểm kiến trúc đó. Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Bản ghi trên giấy A4.
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
PHỤ LỤC 1.
Phiếu học tập 1.
Cho các hình ảnh sau
 Nhà mặt phố Nhà chung cư
Em hãy hoàn thành bảng sau thể hiện kiến trúc nhà mặt phố và nhà chung cư
Kiến trúc nhà ở thành thị
Nhà mặt phố
Nhà chung cư
Ngày ......tháng 09 năm 2021
Tổ chuyên môn
(Ký duyệt)
Ngày soạn: 15/9/2021
Ngày giảng: 6A : 21 /09/2021 ; 6B: 20 /09/2021 ; 6C : 21 /09/2021
TIẾT 3. BÀI 2. XÂY DỰNG NHÀ Ở(T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Kể được tên một số vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà ở.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được tên một số vật liệu phổ biến đuực sử dụng trong xây dựng nhà ở. 
- Sử dụng công nghệ: Lựa chọn được vật liệu trong xây dựng nhà ở.
- Thiết kế kỹ thuật: Thiết kế được ngôi nhà với các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình.
2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ, tự học.	
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến xây dựng nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4. Phiếu học tập. Bài tập. Ảnh, power point.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp :
Tiến trình bài dạy 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới; 
b. Nội dung: Giới thiệu nội dung bài học
c. Sản phẩm: Giải quyết được tình huống
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra tình huống: 
Đây là một ngôi nhà đẹp. Điều gì tạo nên một ngôi nhà bền đẹp? Nhà ở trên được xây dựng như thế nào và bằng vật liệu nào?
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, giải quyết tình huống trên
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Giải quyết được tình huống
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, giải quyết tình huống trên.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Để xác định được ngôi nhà trên sử dụng vật liệu nào thì chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1. Tìm hiểu vật liệu làm nhà ở
a.Mục tiêu: Kể được tên một số vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà ở.
b. Nội dung: Vật liệu làm nhà ở
c. Sản phẩm: Hoàn thành PHT
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu vật liệu để làm nhà ở
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra PHT1 và yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành trong thời gian 5 phút.
HS nhận nhiệm vụ.
I. Vật liệu làm nhà ở
- Gỗ
+ Tính chất: Có khả năng chịu lực tốt, dễ tạo hình, tuổi thọ cao
+ Ứng dụng: Làm khung nhà, mái nhà, sàn nhà, giá đỡ, nội thất, vật liệu cách nhiệt
- Gạch
+ Tính chất: Có khả năng chịu lực và cách nhiệt tốt, tuổi thọ cao
+ Ứng dụng: Làm tường nhà, xây cột trụ
- Đá
+ Tính chất: Có khả năng chịu lực cao và chống ẩm, tuổi thọ rất cao.
+ Ứng dụng: Làm tường nhà, xây cột trụ
- Thép
+ Tính chất: Chịu lục và chịu nhiệt tốt, không bị nứt, ít bị cong vênh.
+ Ứng dụng: Làm khung nhà, cột nhà.
- Cát
+ Tính chất: Hạt nhỏ, cứng.
+ Ứng dụng: Kết hợp với xi măng, nước tạo ra vữa xây dựng.
- Xi măng: 
+ Tính chất: Có khả năng kết dính, tạo độ dẻo
+ Ứng dụng: Kết hợp với cát, nước, tạo ra vữa xây dựng.
-Ngoài ra còn có các vật liệu khác như kính, thạch cao...
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm và phân công nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu của GV.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 2. Định hướng nghề nghiệp cho HS
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu một video về nghề kỹ sư xây dựng cho HS
GV yêu cầu HS xem và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi sau trong thời gian là 2 phút.
? Kỹ sư xây dựng tốt nghiệm chuyên ngành gì
? Công việc chính của người kỹ sư xây dựng là gì
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
*Kỹ sư xây dựng
- Kỹ sư xây dựng là người tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng tại trường đại học
- Công việc chính của người kĩ sư xây dựng là thiết kế, tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát quá trình thi công các công trình xây dựng để đảm bảo đúng thiết kế.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở
Hoạt động 3: Luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về xây dựng nhà ở
b. Nội dung: Xây dựng nhà ở
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm. Hoàn thành bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm bài tập sau
Bài tập: Hãy xác định một số loại vật liệu cơ bản được dùng để xây dựng các ngôi nhà a, b, c, d trên.
GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút.
Hoàn thành bài tập
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 4: Vận dụng
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Xây dựng nhà ở
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau: 
1.Vật liệu được dùng trong xây dựng nhà ở theo thời gian đã thay đổi như thế nào
2. Ở nơi em sống, những vật liệu chính được sử dụng để xây dựng nhà ở là gì? Hãy giải thích về việc sử dụng các vật liệu đó
Trả lời câu hỏi và ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
Bản ghi trên giấy A4.
Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS nghe và ghi nhớ.
PHỤ LỤC 1. Phiếu học tập 1. Em hãy hoàn thành nội dung bảng sau
Vật liệu
Tính chất
Ứng dụng
Gạch
Cát
Ngày ......tháng 09 năm 2021
Tổ chuyên môn
(Ký duyệt)
Ngày soạn: 23/09/2021
Ngày giảng: 27 /09/2021- 6B
	28/09/2021- 6A,6C
TIẾT 4. BÀI 2. XÂY DỰNG NHÀ Ở(T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Mô tả một số bước chính trong xây dựng nhà ở.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số bước chính trong xây dựng nhà ở.
- Thiết kế công nghệ: Thiết kế được ngôi nhà với các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình.
2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ, tự học.	
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến xây dựng nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4. Phiếu học tập. Bài tập. Ảnh, power point.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp 
Tiến trình bài dạy 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới; 
b. Nội dung: Giới thiệu nội dung bài học
c. Sản phẩm: Giải quyết được tình huống
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra tình huống: 
Đây là một ngôi nhà đẹp. Điều gì tạo nên một ngôi nhà bền đẹp? Nhà ở trên được xây dựng theo một quy trình như thế nào?
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, giải quyết tình huống trên
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
Giải quyết được tình huống
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, giải quyết tình huống trên.
GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Để xây dựng nhà ở cần tuân theo một quy trình nhất định. Vậy nhà ở được xây dựng theo quy trình như thế nào thì chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nội dung 1: Tìm hiểu bước thiết kế 
a.Mục tiêu: Mô tả bước thiết kế trong xây dựng nhà ở.
b. Nội dung: Thiết kế
c. Sản phẩm: Sơ đồ khối các bước chính xây dựng nhà ở. Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các bước chính để xây dựng một ngôi nhà
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp làm các nhóm, phát giấy Ao cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ khối mô tả các bước chính xây dựng nhà ở. Thời gian 3 phút
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
II. Các bước chính xây dựng nhà ở
Sơ đồ khối các bước chính xây dựng nhà ở
Thiết kế
Thi công thô
Hoàn thiện
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, nhận giấy A0, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và vẽ sơ đồ khối mô tả các bước chính xây dựng nhà ở.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu bước thiết kế
Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra tình huống sau: Cho bản thiết kế ngôi nhà như hình vẽ
? Tại sao thiết kế là bước chuẩn bị quan trọng trước khi nhà ở được thi công
GV yêu cầu HS trao đổi cặp bàn, thảo luận và giải quyết tình huống. Thời gian là 3 phút.
HS nhận nhóm và nhiệm vụ.
1. Thiết kế
- Thiết kế giúp hình dung được ngôi nhà của sau khi xây dựng, đảm bảo các yếu tố kĩ thuật để ngôi nhà vững chắc. - Thiết kế sẽ giúp cung cấp thông tin để chuẩn bị vật liệu, kinh phí tương ứng.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Nội dung 2: Tìm hiểu các bước thi công thô xây dựng nhà ở
a.Mục tiêu: Mô tả bước thi công thô trong xây dựng nhà ở.
b. Nội dung: Thi công thô
c. Sản phẩm: Bản ghi giấy A5.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu 1 video về quá trình thi công thô của ngôi nhà
Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A5. GV yêu cầu HS ghi tên của mình lên góc trên cùng bên trái của tờ giấy. Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút Kể tên các công việc chính của thi công thô và nêu vai trò của thi công thô.
2. Thi công thô
- Các công việc chính của bước thi công thô gồm: làm móng nhà, làm khung tường, xây tường, cán nền, làm mái, lắp khung cửa, làm hệ thống đường ống nước, đường điện.
- Vai trò: giúp các bước hoàn thiện sau này được tiện lợi và tiết kiệm chi phí
Thực hiện nhiệm vụ
HS xem vi deo.
HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 4 phút.
GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau.
HS đổi phiếu cho nhau.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
HS nhận xét bài làm của bạn
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS ghi nhớ và ghi nội dung vào trong vở.
Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, nhận giấy A0, A4, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và ghi vào giấy A4 mô tả công việc đang thực hiện mỗi hình và sau đó sắp xếp các hình theo thứ tự các bước chính của công việc hoàn thiện nhà ở .
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét phần trình bày HS.
GV chốt lại kiến thức.
HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.
Nội dung 3: Tìm hiểu bước hoàn thiện trong xây dựng nhà ở
a.Mục tiêu: Mô tả bước hoàn thiện trong xây dựng nhà ở.
b. Nội dung: Hoàn thiện
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ
b
a
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
e
d
c
GV chia lớp làm các nhóm, phát giấyA4 cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi vào giấy A4 mô tả công việc đang thực hiện mỗi hình và sau đó sắp xếp các hình theo thứ tự các bước chính của công việc hoàn thiện nhà ở. Thời gian 3 phút
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ. 
II. Các bước chính xây dựng nhà ở
3.Hoàn thiện
- Hoàn thiện là công đoạn góp phần tạo nên không gian sống với đầy đủ công năng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_chuong_trin.doc