Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 3, Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 3, Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được công dụng của các loại vải.

- Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất , công dụng vải sợi pha.

2. Kĩ năng:

 - Học sinh biết phân biệt được các loại vải qua thử nghiệm.

- Học sinh thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt.

3. Thái độ:

- Có lòng say mê yêu thích môn học.

- Cần cẩn thận khi thử nghiệm.

4. Năng lực, phẩm chất :

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bộ mẫu vải, nước, diêm ,que hương.

 - Sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn

 - Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ

2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước

 - Mẫu các loại vải.

 

docx 6 trang tuelam477 3460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 3, Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tuần 2:	 
	Tiết 3 - Bài 1 
 CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC (T.2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được công dụng của các loại vải.
- Học sinh biết được nguồn gốc, tính chất , công dụng vải sợi pha.
2. Kĩ năng:
 - Học sinh biết phân biệt được các loại vải qua thử nghiệm.
- Học sinh thực hành chọn các loại vải, biết phân biệt vải bằng cách đốt sợi vải, nhận xét quá trình cháy, nhận xét tro sợi vải khi đốt. 
3. Thái độ:
- Có lòng say mê yêu thích môn học.
- Cần cẩn thận khi thử nghiệm.
4. Năng lực, phẩm chất :
- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ	
1. Giáo viên: - Bộ mẫu vải, nước, diêm ,que hương.
 - Sưu tầm các băng vải nhỏ đính trên quần áo may sẵn
 - Phiếu học tập, máy chiếu, giấy A0, bút dạ 
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước 
	- Mẫu các loại vải.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC :
1. Ổn định tổ chức : 
- Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Vì sao người ta thích mặc áo vải bông, tơ tằm và ít sử dụng lụa nilon vào mùa hè?
HS:. Làm thế nào để phân biệt được vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học?
3. bải mới
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
- GV giao nhiệm vụ :
Cho HS quan sát hình ảnh về một số loại vải:
Hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của em về loại vải thường dùng trong may mặc, trong gia đình:
+ Theo em, có những loại vải nào được dùng trong may mặc?
+ Làm thế nào để phân biệt được các loại vải may mặc?
Ghi tóm tắt ý kiến và chia sẻ với các bạn trong nhóm sau đó báo cáo kết quả với cô giáo những việc em đã làm.
Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về hai loại vải là vải sợi thiên nhiên và vải sợi hoá học. Hôm nay chúng ta xẽ tìm hiểu thêm loại vải nữa đó là vải sợi pha. Vậy vải sợi pha có nguồn gốc, tính chất và ưu nhược điểm gì thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: công dụng của các loại vải.
-nguồn gốc, tính chất , công dụng vải sợi pha.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Cho HS quan sát một số mẫu vải có ghi thành phần sợi pha và rút ra kết luận nguồn gốc vải sợi pha
? Vải sợi pha có nguồn gốc từ đâu ?
- Giải thích: Để hợp được những ưu điểm của sợi thiên nhiên và sợi hóa học, đồng thời khắc phục những nhược điểm của hai loại sợi này, người ta pha trộn các loại sợi theo tỷ lệ nhất định tạo thành sợi pha để dệt vải
- Kết luận 
- Giải thích: vải sợi pha thường có những ưu điểm của các loại sợi thành phần:
+ Cotton+polyeste: hút ẩm nhanh, mặc thoáng mát, giặt chóng khô, bền đẹp
+ Polyeste+visco (PEVI): tương tự vải PECO
+ Polyeste + len: bóng đẹp, mặc ấm, giữ nhiệt tốt, ít bị côn trùng cắn thủng, dễ giặt
? Nếu pha giữa vải sợi bông vải sợi nhân tạothì có tính chất như thế nào ?
? Vậy ta pha vải sợi tơ tằm với vải sợi tổng hợp thì vải pha có những tính chất gì ?
- Quan sát
- Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha thường được kết hợp hai hoặc nhiều loại sợi khác nhau 
- Lắng nghe, hoàn thiện kiến thức
- Ghi chép
- Lắng nghe GV giải thích, hoàn thiện kiến thức vào vở
- Mặc thoáng mát có độ hút ẩm cao,bền đẹp
- Bền đẹp thoáng mát
3. Vải sợi pha 
a. Nguồn gốc
- Vải sợi pha được dệt bằng sợi pha. Sợi pha thường được sản xuất bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều loại sọi khác nhau để tạo thành sợi dệt
b. Tính chất
- Vải sợi pha có những ưu điểm của các loại sợi thành phần
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức về tính chất của các loại vải
- Đưa ra nhận xét, kết luận.
- Hướng dẫn HS điền nội dung vào bảng 1
- Yêu cầu hs chia nhóm làm bài tập thử nghiệm.
 - Hướng dẫn HS đọc thành phần sợi vải trong các khung hình 1.3 SGK
THBĐKH: Để có nguyên liệu dệt vải con người phải trồng bông, đay, nuôi tằm, dê... và phải bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên như gỗ, than đá, dầu mỏ... trồng cây nguyên liệu góp phần phủ xanh mặt đất, giảm lượng khí CO2 , tăng khí O2 hạn chế BĐKH
- Nêu tính chất của các loại vải
- Hoàn thiện bảng 1
- Chia nhóm tập làm thử nghiệm để tìm hiểu kỹ nội dung, kiến thức đã học
- Tiến hành thao tác vò vải và đốt sợi vải đối với từng mẫu vải, xếp các mẫu vải có tính chất điển hình của vải sợi thiên nhiên và vải sợi hóa học làm hai nhóm, số mẫu còn lại là vải sợi pha.
 - Quan sát hình 1.3 SGK
- Đọc thành phần sợi vải hình 1.3 và các băng vải nhỏ các em đã chuẩn bị
II. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
1. Điền tính chất của một số loại vải
(Bảng 1)
2. Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải
3. Đọc thành phần sợi vải trên các băng nhỏ đính trên áo, quần
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Vấn đáp
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
- Hãy ghi tên nhưng loại vải em thích chọn để may trang phục cho bản thân và vật dụng trong gia đình vào bảng sau:
	Trang phục và vật dụng
Loại vải nên chọn để may và lý do chọn
Trang phục mặc đi học
Trang phục lao động
Trang phục mùa đông
Trang phục mùa hè
Vỏ chăn, vỏ gối
Khăn quàng đỏ
Khăn quàng mùa đông
	Hãy vận dụng những hiểu biết về tính chất của các loại vải để nối mỗi loại vải ở cột A với cách sử dụng và bảo quản tương ứng ở cột B trong bảng sau:
A. Loại vải
Cột nối
Sử dụng và bảo quản
1. Vải sợi bông
( 100% coton)
1 với
a. Thường được sử dụng để may trang phục mùa đông vì giữ nhiệt rất tốt. Khi sử dụng, chú ý không giặt nhiều và không giặt bằng nước nóng để tránh làm xơ hoặc co sợi vải.
2. Lụa nilon
2 với
b. Được nhiều người sử dụng để may các loại trang phục mùa hè vì loại vải này có độ hút ẩm cao, tạo cảm giác thoáng mát, ít bị nhàu, dễ giặt sạch, dễ bảo quản.
3. Vải len, dạ
3 với
c. Thường đư
̣c sử dụng để may áo vỏ áo khoác, áo “ gió” vì nhẹ, bền, bóng, đẹp.
4. Vải sợi pha
4 với
d. Được sử dụng để may trang phục các mùa trong năm. Giặt được bằng nước nóng. Chú ý vò kỹ khi giặt, giũ mạnh quần, áo trước khi phơi để quần áo đỡ bị nhàu. Trước khi mặc nên là (ủi) cho phẳn
.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
Tìm hiểu xem trong gia đình mình, trang phục hằng ngày của ông bà, cha mẹ, bản thân và anh chị em được may bằng loại vải nào nhiều nhất? Hãy giải thích cho mọi người biết vì sao dùng loại vải đỏ may trang phục là tốt hoặc không tốt?
Bản ghi chép tóm tắt những điều dã tìm hiểu được và nhận xét của em về các loại vải được sử dụng để may trang phục và vật dụng trong gia đình mình.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
	- Em hãy tra cứu trên mạng internet với các từ khóa “ Các loại vải thường dùng trong may mặc” và “ Sản xuất vải sợi hóa học bằng cách nào?” Để tìm hiểu thêm về đặc điểm, tính chất của các loại vải
4. Hướng dẫn về nhà:	
Học thuộc bài cũ
Chuẩn bị bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_tiet_3_bai_1_cac_loai_vai_thuong_dun.docx