Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 21: Mừng Đảng, mừng xuân - Trần Thanh Huyền

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 21: Mừng Đảng, mừng xuân - Trần Thanh Huyền

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Củng cố niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương, đất nước, về mùa xuân của dân tộc;

- Lạc quan, yêu đời; tích cực học tập và rèn luyện để lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân;

- Phát huy tiềm năng văn nghệ; biết thêm nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân;

2.Năng lực

Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

Năng lực riêng:Làm chủ được cảm xúc của bàn thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

Rèn luyện kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt động, giao tiếp và hợp tác;

3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Đối với GV:

- Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;

- Trước khoảng ba tuần, TPT phát động hội diễn văn nghệ Mừng Đảng, mừng xuân và phố biến cho HS biết được mục đích, ý nghĩa cùa hội diễn;

- Hệ thống các câu hỏi, đáp án kèm theo cho trò chơi “Đi tìm bài hát”;

- Thành lập BGK cho trò chơi “Đi tìm bài hát:

2.Đối với HS:

- Trang phụcđồng phục sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng;

- Tìm hiểu các bài hát về Đảng, mùa xuân, quê hương,

HS được phân công tham gia hội diễn văn nghệ tích cực luyện tập các bài hát/ múa có nội dung ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước, mùa xuân;

- Mỗi khối lớp thành lập một đội tham gia trò chơi “Đi tìm bài hát”.

 

docx 15 trang Hà Thu 28/05/2022 24090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 21: Mừng Đảng, mừng xuân - Trần Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH MODUK 2,3
1. PHẠM THU HUYỀN Số ĐT 0853 329 389
Trường PTDT Nội trú THCS huyện Na Hang
2. Trần Thanh Huyền Số ĐT 0976335881
Trường TH & THCS TÚ THỊNH
Ngày giảng: ./ ./2021
CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG
TUẦN 21: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TIẾT 21: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
* MỤC TIÊU CHUNG:
Sau chủ đề này, HS:
- Nêu và thực hiện được những việc cần làm để thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng;
- Thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn;
- Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương; biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện nơi cư trú;
- Thể hiện được hành vi văn hoá nơi công cộng;
- Giới thiệu được một số truyền thống của địa phương;
- Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ để của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Củng cố niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương, đất nước, về mùa xuân của dân tộc;
- Lạc quan, yêu đời; tích cực học tập và rèn luyện để lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân;
- Phát huy tiềm năng văn nghệ; biết thêm nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân;
2.Năng lực
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng:Làm chủ được cảm xúc của bàn thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
Rèn luyện kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt động, giao tiếp và hợp tác;
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu quê hương, đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Đối với GV:
- Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
- Trước khoảng ba tuần, TPT phát động hội diễn văn nghệ Mừng Đảng, mừng xuân và phố biến cho HS biết được mục đích, ý nghĩa cùa hội diễn;
- Hệ thống các câu hỏi, đáp án kèm theo cho trò chơi “Đi tìm bài hát”;
- Thành lập BGK cho trò chơi “Đi tìm bài hát:
2.Đối với HS:
- Trang phụcđồng phục sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng;
- Tìm hiểu các bài hát về Đảng, mùa xuân, quê hương,
HS được phân công tham gia hội diễn văn nghệ tích cực luyện tập các bài hát/ múa có nội dung ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước, mùa xuân;
Mỗi khối lớp thành lập một đội tham gia trò chơi “Đi tìm bài hát”.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1:Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế nghiêm trang và hứng thú cho học sinh chuẩn bị cho các hoạt động của giờ chào cờ.
b.Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chỉnh tề trang phục chuẩn bị chào cờ.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d.Tổ chức thực hiện:
GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 
2.1. Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước,tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b.Nội dung:Thực hành nghi lễ chào cờ. Nhận xét trực tuần. TPT hoặc BGH nhận xét triển khai kế hoạch tuần mới.
c.Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và GV.
d.Tổ chức thực hiện:
+ HS điều khiển lễ chào cờ.
+ Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
+ TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2.2. Múa, hát mừng Đảng, mừng xuân
Mục tiêu:
- Thể hiện được niềm tin yêu với Đảng, niềm tự hào về quê hương, đất nước, về mùa xuân của dân tộc;
- Phát huy được tiềm năng văn nghệ.
Nội dung:HS biểu diễn văn nghệ
Sản phẩm: Các tiết mục văn nghệ
Tổ chức thực hiện:
+ Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã đăng kí lên biểu diễn.
+ Toàn trường lắng nghe, cổ vũ, tặng hoa (nếu có).
2.3. Trò chơi:
a. Mục tiêu:
Biết thêm nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân; -Tự tin, hứng thú tham gia hoạt động.
b.Nội dung: tổ chức trò chơi “ Đi tìm bài hát”
Sản phẩm: kết quả trò chơi
Tổ chức thực hiện:
Người dẫn chương trình mời các đội tham gia chơi lên sân khấu và yêu câu các đội kế tên các bài hát theo các chủ để ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước, mùa xuân. Sau khi kể được đúng tên bài hát, cả đội sẽ hát một câu hoặc một đoạn có từ quê hương, từ đấtnước, từ Đảng, từ mùa xuân,... đội nào trả lời đúng và nhanh hơn sẽ được nhiều điểm hơn, nếu các đội không trả lời được sẽ mời HS bên dưới trả lời.
BGK chấm điểm cho các đội chơi.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
Mục tiêu: Củng cố niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương, đất nước, về mùa xuân của dân tộc
Nội dung: đánh giá và công bố kết quả cuộc chơi.
Sản phẩm: kết quả cuộc chơi.
Tổ chức thực hiện:
- GV đánh giá toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia hội diễn Mừng Đảng, mừng xuân và khen ngợi hs hoặc lớp đã tích cực tham gia.
- BGK công bố kết quả trò chơi “Đi tìm bài hát” và trao giải cho đội thắng cuộc.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
Mục tiêu:Khắc sâu niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương, đất nước, về mùa xuân của dân tộc
 Nội dung: HS thuộc một số bài hát, bài thơ ca ngợi Đảng, quê hương đất nước
Sản phẩm:Tên các tác phẩm thơ ca, bài hát về Đảng, quê hương đất nước và mùa xuân dân tộc và thể hiện được tác phẩm đó 
Tổ chức thực hiện:GV giao nhiệm vụ: “Liệt kê tên các tác phẩm thơ ca, bài hát về Đảng, quê hương đất nước và mùa xuân dân tộc”học sinh thông việc tự tình hiểu, qua trao đổi với bạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
* TPT đánh giá toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia hội diễn Mừng Đảng, mừng xuân và khen ngợi các lớp đã tích cực tham gia.
* Kế hoạch đánh giá: Giáo viên căn cứ vào kết quả tham gia hoạt động của HS đánh giá phù hợp:
 Đánh giá bằng Bảng nhận xét:
* Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
PP đánh giá
Công cụ
Ghi chú
GV đánh giá học sinh.
- Quan sát.
- Đánh giá, phân tích sản phẩm của học sinh.
- Bảng ghi chép.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí.
- Sản phẩm của học sinh.
* Hồ sơ đánh giá.
- Bảng ghi chép.
Lớp
Thái độ, hành vi học sinh
Nhận xét
Phiếu đánh giá, phân tích sản phẩm.
Lớp
 Mức độ
ND đánh giá
Mức 4
( 4 điểm)
Mức 3
( 3 điểm)
Mức 2
( 2 điểm)
Mức 1
( 1 điểm)
Số điểm
BÀI THU HOẠCH MODUL2,3
1. Âu Văn Hoa – THCS Đông Thọ I –Sơn Dương- Tuyên Quang
 Gmail: avhoa.gv82@tuyenquang.edu.vn
2. Trần Thị Kim Dung –THCS Quyết Thắng – Sơn Dương
 Gmail: ttkimdung2010@gmail.com
CHỦ ĐỀ 6: CHÚNG EM VỚI CỘNG ĐỒNG
Tuần 21 - Tiết 21
THIẾT LẬP QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nêu đuợc nhũng việc cần làm để thiết lập đuợc các mối quan hệ với cộng đồng;
Thực hiện được nhũng việc cần làm để thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đồ
Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phấm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
Các bài hát có nội dung về mối quan hệ cộng đồng;
Câu chuyện về những người được cộng đồng yêu quý.
2. Đối với HS:
Trải nghiệm cùa bản thân về mối quan hệ với cộng đồng;
Tìm hiểu về cách thiết lập mối quan hệ với cộng đồng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (4’)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động
c. Sản phấm: kết quả thực hiện của HS
d. Tồ chức thực hiện:
GV cho HS hát hoặc chơi một trò chơi để tạo không khí vui vẻ trước khi vào hoạt động.
2. HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (15’)
Hoạt động 1: Xác định những việc cần làm để thiết lập mối quan hệ cộng đồng
a. Mục tiêu:
The hiện được kinh nghiệm trong việc thiết lập mối quan hệ với cộng đồng;
Nêu được những việc cần làm để thiết lập các mối quan hệ với cộng đồng.
b. Nội dung: GV chia HS trong lớp thành các nhóm. Sau đó tố chức cho HS hoạt động nhóm để
thảo luận về những hoạt động đã tham gia với cộng đồng.
c. Sản phẩm: kết quá thảo luận
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS trong lóp thành các nhóm. Sau đó tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Em đã tham gia hoạt động nào với cộng đồng? Cảm xúc của em sau khi tham gia hoạt động đó?
+ Qua những hoạt động đã tham gia và giao tiếp hằng ngày, em đã thiết lập được mối quan hệ nào với những người xung quanh?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không có mối quan hệ với cộng đồng?
+ Cần làm gì để thiết lập được mối quan hệ với cộng đồng?
Bưóc 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
DỤ KIẾN SẢN PHẨM
1. Xác định những việc cần làm để thiết lập mối quan hệ cộng đồng
Xã hội ngày càng phát triển, mồi con người dù là người lớn hay trẻ em đêu phải có những mối quan hệ để duy trì cuộc sống và làm cho cuộc sống của chúng ta tươi đẹp hơn. Xã hội ngày một tốt đẹp là nhờ có những mối quan hệ giữa con người với con người, họp tác và tôn trọng nhau, phối hợp và làm việc với nhau đê tạo ra những kết quả tốt nhất như chúng ta mong muốn. Có nhiễu cách để thiết lập mối quan hệ cộng đồng như:
+ Luôn lạc quan, yêu đời: vẻ mặt tươi cười sẽ luôn là sức mạnh để xây dựng mối quan hệ tốt, Truyền đạt sự thoải mái và lạc quan, nguồn sinh lực và sự nhiệt tình tới mọi người xung quanh;
+ GV đến các nhóm theo dõi, hồ trợ HS nếu cần thiết.
- Thể hiện sự đồng cảm, biết giúp đờ người khác: Chia sẻ cảm xúc với người khác, động viên, giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Một mối quan hệ sẽ không thể lâu bên nếu như đôi bên không có sự hiếu nhau, đồng cảm và chia sẻ với nhau. Chia sẻ cảm xúc chân tình sẽ giúp mọingười tin tưởng nhau, cắn bó với nhau; 
+ Tham gia các hoạt động ở cộng đồng không ngại giao lưu, kết nối: Hãy vượt qua sự e ngại để bắt chuyện với mọi người, nhất là người lạ. Neu cứ mãi e ngại, bạn sè chăng thê nào mở rộng mối quan hệ được,...
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (15’)
a. Mục tiêu:
Lập được kế hoạch cho một buối sinh hoạt với những người bạn hàng xóm;
Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học đế hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm: Kết quá của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đổ đồ xuất những việc cần làm trong một buổi sinh hoạt chung với những người bạn hàng xóm, ví dụ: một buổi xem phim, một bừa liên hoan, một buổi xem biểu diễn văn nghệ,... theo gợi ý sau:
+ Thời gian tổ chức
+ Địa điểm tổ chức
+ Thành viên tham gia
+ Nội dung buổi sinh hoạt.
HS làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ bản kế hoạch của mình với các bạn trong nhóm.
Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý cho bạn.
GV mời một vài HS chia sẻ bản kế hoạch với các bạn trong lóp.
GV cùng HS nhận xét, kết luận: Tổ chức và tham gia buổi sinh hoạt chung với các bạn hàng xóm giúp chúng ta thiết lập và mở rộng được mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng. Không những vậy, đây còn là cơ hội để chúng ta rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chù, tự tin và phẩm chất nhậu ái trích nhiệm với cộng đồng.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (6’)
a. Mục tiêu: Thực hiện được một hoạt động chung vói bạn hàng xóm.
b. Nội dung:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện kế hoạch chung với những người bạn hàng xóm.
- GV yêu cầu một số HS chia sẻ nhũng điều học hỏi được, cảm nhận của bản thân sau khi tham gia các hoạt động.
* Tổng kết: 
GV kết luận chung: Ai cũng cần có mối quan hệ tốt đẹp với nhũng người hàng xóm vi họ là những người sống gần ta, cùng ta tham gia các hoạt động cộng đông và sẵn sàng giúp đồ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn. Mồi chúng ta hãy tích cực tham gia các hoạt động cộng đong phù hợp với lứa tuổi đổ thiết lập ãược các mối quan hệ tốt với cộng đồng.
GV nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của HS; tuyên dưong, khen ngợi những cá nhân, nhóm tích cực và có nhiều đóng góp cho các hoạt động.
*. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ (5’)
Hình thức đánh
giá
Phuong pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi
Chú
Nhà giáo dục đánh giá kết quả hoạt động của hs thông hành vi, việc làm, ý thức thực hiện .
Học sinh tự đánh giá được năng lực, nhận xét hành vi, thái độ tham gia hđ của bạn bè.
GV nhận xét được thái độ tham gia và nắm băt được tình hình của từng hs.
Phương pháp giám sát, theo dõi hoạt động của học sinh.
Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
Hấp dẫn, sinh động
Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
Phù hợp với mục tiêu, nội dung
Phương pháp đánh giá 
Báo cáo thực hiện công việc.
Sản phẩm thu được của hoạt động
- Trao đổi, thảo luận
 *. HÔ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiếm....)
1. Bảng kiểm cá nhân và kế hoạch hành động
Học sinh
Hiếm khi
Đôi khi
Thường xuyên
Sử dụng các cơ hội tự phát và có kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ cộng đồng
Khuyến khích học sinh tự thiết lập các mối quan hệ cộng đồng
Phát huy năng lực chung ở mọi nơi
Thường xuyên lựa chọn và áp dụng các sự kiện và kỹ năng vào các công việc cụ thể
Xác định các chiến lược học tập cho các nhiệm vụ khác nhau
Thường xuyên tham gia tích cực vào các hoạt động tại địa phương
Tự thiết lập được mối quan hệ cộng đồng
Ghi lai nhưngc việc đã làm cùng bạn bè
Có nhiều ý tưởng trong hoạt động tập thể
Thường xuyên đặt câu hỏi cho nhau
Luôn nắm được các bước cơ bản để giải quyết vấn đề trong HĐ cộng đồng
Tích cực thu hút bạn học thông qua các hoạt động giải quyết vấn đề và thực hành
Thúc đẩy việc sử dụng và phát triển các kỹ năng tư duy, sáng tạo
Sử dụng thói quen tư duy
BÀI THU HOẠCH MODUL2,3
Người thực hiện:Đặng Hồng Nhung
Gmail: danghongnhungc2vanphu@gmail.com
Sdt: 0987495679
CHỦ ĐỀ 6: CHÚNG EM VỚI CỘNG ĐỒNG
TUẦN 21: SINH HOẠT LỚP
TIẾT 21: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN,
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHUNG VỚI CÁC BẠN HÀNG XÓM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Sơ kết tuần học và xây dựng được kế hoạch tuần mới.
- Tích cực, hào hứng tham gia văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân;
- Thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn;
- Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương; biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện nơi cư trú;
- Thể hiện được hành vi văn hoá nơi công cộng;
- Giới thiệu được một số truyền thống của địa phương;
- Nêu được những hành động, lời nói đã thể hiện đế thiết lập quan hệ thân thiện với những người bạn tại địa phương
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo
- Năng lực riêng:Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 1. Đối với giáo viên
- Nội dung sinh hoạt lớp
- Kế hoạch tuần mới.
- Nội dung liên quan,...
2.Đối với học sinh
- Nội dung sơ kết tuần
- Chuẩn bị theo hướng dẫn của GVCN.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh bước vào giờ sinh hoạt.
- Ôn lại các bài hát đã học theo chủ đề mừng Đảng mừng xuân.
- HS hát theo chủ đề đã học
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi, hát tập thể
c. Sản phẩm: Kết quả sơ kết tuần.
d. Tổ chức thực hiện
2. Hoạt động 3: Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động sinh hoạt lớp (10 phút)
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- BCS lớp tổng hợp đánh giá sơ kết tuần và xây dựng kế hoạch cho tuần học mới
- Các tổ tổng hợp, đánh giá hoạt động của tổ trong tuần. 
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV định hướng và bổ sung những nội dung còn thiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- Đại diện các tổ báo cáo 
- Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung
- Nêu kế hoạch tuần tiếp theo
- Thảo luận kế hoạch tuần tiếp theo
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, khen thưởng (Đối với học sinh đạt thành tích hoặc có sự tiến bộ, ); Rút kinh nghiệm (Đối với học sinh còn chậm tiến bộ, có hành vi chưa chuẩn mực, )
- GV bổ sung vào kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. 
2. 2. Hoạt động sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu
- Tích cực tham gia xây dựng các hoạt động ở cộng đồng.
- Nêu được những hành động, lời nói đã thể hiện để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô và những người bạn tại địa phương.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phổ biến về các hoạt động thường niên diễn ra các hoạt động ở cộng đồng, 
- GV Đưa ra các hoạt động gắn liền với cuộc sống hàng ngày của học sinh với bạn bè người thân nơi ở tại địa phương
- Tổ chức cho HS xây dựng cam kết thực hiện nội quy nơi sinh sống ở địa phương
- GV khuyến khích HS cùng nhau xây dựng các hoạt động cộng đồng, xây dựng nếp sống văn hóa với bạn bè, người thân, tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương tổ chức
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV giải đáp băn khoăn, thắc mắc của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các tổ cam kết thực hiện các hoạt động ở cộng đồng, 
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu những nội dung đã học.
- Thế hiện tinh thần trách nhiệm của bản thân khi được giao công việc tham gia các hoạt động văn nghệ, các hoạt động thiện nguyện, lối sống có văn hóa ở cộng đồng
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi.
c. Sản phẩm: Kết quả của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học.
- Đại diện các tổ chia sẻ về món quà tặng cho chương trình tổ chức tại cộng đồng, địa phương hoặc những người bạn.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
b. Nội dung: GV chủ nhiệm; Ban cán sự lớp; cá nhân HS, nhóm trưởng các nhóm
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Đại diện các nhóm trình bày về các hoạt động của nhóm đã thực hiện trong cộng đồng và ở địa phương
- Học sinh tự kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện 
các hoạt động, phong trào tham gia, ở trường, địa phương và nơi học tập. Tham mưu các hoạt động HS tham gia, theo các tuần, tháng, năm.
*Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Gv đánh giá học sinh
Hs tự đánh giá
Đánh giá đồng đẳng
Quan sát
Thang đo.
* Hồ sơ đánh giá(Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....
Phiếu đánh gía theo tiêu chí
Mức độ
Tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Đánh giá hoạt động tham gia các hoạt động cộng đồng
Ý nghĩa khi tham gia các hoạt động ở cộng đồng và địa phương
Thu hút các hoạt động tham gia
Tính linh hoạt trong các hoạt động
Hướng dẫn đánh giá:
Mức 1: 1 điểm
Mức 1: 2 điểm
Mức 1: 3 điểm
Mức 1: 4 điểm
Hướng dẫn cách nhận xét
Đạt từ 8 điểm trở lên: Đạt
Dưới 8 điểm: chưa đạt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_tuan_21_mung_dang.docx