Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 9: Lực

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 9: Lực

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Kiến thức về lực

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản than trong chủ đề ôn tập.

+ Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên

+ Hệ thống hóa được kiến thức về lực.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, có giải pháp phù hợp ứng dụng trong thực tế.

- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khan khhi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.

 

docx 6 trang huongdt93 04/06/2022 10690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 9: Lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 49: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9 
(Thời gian thực hiện: 1 tiết)
Ngày dạy: . Lớp: 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Kiến thức về lực
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản than trong chủ đề ôn tập.
+ Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Hệ thống hóa được kiến thức về lực.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, có giải pháp phù hợp ứng dụng trong thực tế.
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khan khhi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. Chuẩn bị (thiết bị dạy học và học liệu)
1. Giáo viên
- Máy chiếu, laptop
- Giấy A0, bút dạ nhiều màu, bảng phụ
- Câu hỏi và đáp án trò chơi “Ăn khế trả vàng”.
Câu 1: Hoạt động nào dưới đây không cẩn dùng đến lực? 
A. Đọc một trang sách.	B. Kéo một gàu nước.
C. Nâng một tấm gỗ.	D. Đẩỵ một chiếc xe.
Đáp án: A
Câu 2: Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường?
Đáp án: Búa đã tác dụng một lực đẩy vào đinh khiến đinh cắm vào tường.
Câu 3: Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra?
Đáp án: Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất thì quả bóng sẽ biến dạng và thay đổi tốc độ.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.
C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.
Đáp án: C
Câu 5: Bạn An cho rằng, những vật chỉ tác dụng lên nhau khi nó tiếp xúc với nhau. An nói như thế có đúng không?
Đáp án: Bạn An nói như vậy là không đúng. Các vật không tiếp xúc nhau vẫn có thể tác dụng lên nhau. Chẳng hạn nam châm hút thanh sắt, Trái Đất hút viên phấn,...
Câu 6: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.
B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.
C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng.
D. Lực kế là dụng cụ để đo lực.
Đáp án: D
Câu 7: Treo vật nặng vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái Đất tại sao vật không rơi xuống?
Đáp án: Khi treo một vật vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái Đất vật bị kéo xuống dưới. Vật bị kéo xuống dưới làm dâỵ cao su căng ra, xuất hiện lực kéo vật trở lại. Khi vật nặng đứng yên, hai lực nàỵ có độ lớn bằng nhau.
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Họ và tên học sinh: .. ..
Bài tập: 
Lực F tác dụng lên vật A, có phương ngang, chiểu từ trái sang phải, độ lớn 4 N. Hãy biểu diễn lực trên với tỉ xích 1 cm ứng với 2 N.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Họ và tên học sinh: .. ..
Trả lời câu hỏi sau: Một học sinh đi xe đạp đến trường, lực ma sát xuất hiện ở đâu? Lực ma sát đó có lợi hay có hại?
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước bài ở nhà
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
Kiểm tra kiến thức cũ: Không kiểm tra
A. Khởi động 
Hoạt động 1: chơi trò chơi “Ăn khế trả vàng”
a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh hệ thống lại các kiến thức về lực, nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến lực thường gặp trong cuộc sống. 
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ăn khế trả vàng”. HS giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời. Trả lời đúng 1 câu hỏi sẽ được nhận 1 thỏi vàng (kẹo đồng vàng) cho GV chuẩn bị.
c. Sản phẩm: Lời giới thiệu vào bài mới của giáo viên, học sinh hứng thú học tập, nhớ lại một số kiến thức về chủ đề ôn tập.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: HS chọn một quả khế trên cây tương ứng với một câu hỏi. Trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được 1 thỏi vàng. Trả lời sai thì các HS còn lại có quyền trả lời câu hỏi đã được chọn (HS giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời). 
- Ghi nhớ luật chơi
- Tổ chức học sinh chơi trò chơi: GV sử dụng máy chiếu, điều khiển trò chơi.
- Tham gia trò chơi
- Thông báo kết quả của các đội và đặt vấn đề vào bài: Các em đã vừa cùng nhớ lại những kiến thức về lực. Để hệ thống lại những kiến thức đã được học trong chủ đề này, chúng ta cùng bước vào bài học hôm nay: “Bài 49. Ôn tập chủ đề 9”.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: Hệ thống hoá được kiến thức về lực.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức theo nhóm. 
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động nhóm, sử dụng bút dạ nhiều màu và giấy A0 vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức đã được học trong chủ đề lực.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm sẽ thảo luận và hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm mình trong thời gian 5 phút. Sau khi hoàn thành xong, các nhóm sẽ trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình, nhóm khác nhận xét.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Báo cáo kết quả: 
+ Lần lượt các nhóm lên bảng trình bày kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh. 
- Vẽ được một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh.
- HS vẽ vào vở.
Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập
a. Mục tiêu: HS giải được một số bài tập trong chủ đề.
b. Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập để định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.
c. Sản phẩm: Đáp án một số bài tập trong chủ đề.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Làm bài tập 1,2,4 sgk/199.
+ Nhóm 3,4: Làm bài tập 3,5,6 sgk/199
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Các nhóm sẽ thảo luận và giải các bài tập của nhóm mình vào bảng nhóm. Thời gian thực hiện10 phút. Sau khi hoàn thành xong, các nhóm sẽ gắng bảng của nhóm mình lên bảng.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
- Báo cáo kết quả: 
+ Mời lần lượt 2 nhóm có bài tập khác nhau lên bảng trình bày.
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
Câu 1: Đáp án D
Câu 2: Đáp án B
Câu 3: a) Lực F tác dụng lên vật A có hướng nằm ngang từ trái sang phải và có độ lớn 30 N.
b) Lực F tác dụng lên vật B có hướng thẳng đứng từ dưới lên và có độ lớn 20 N.
Câu 4: Đáp án C
Câu 5: a) Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có lợi vì nhờ có nó mà xe mới di chuyển được và không bị sa lầy.
b, Khi ta đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì khi đó lực ma sát giữa chân ta và sàn nhà bị giảm do có nước dính trên sàn nhà. Trường hợp này ma sát có lợi vì nó giúp ta đi lại không bị trơn và tránh bị ngã
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ GV thông báo thang điểm của mỗi bài.
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm.
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã được ôn tập hoàn thành phiếu học tập số 1.
b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 đã được hoàn thành.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ HS hoàn thành phiếu học tập số 1 trong thời gian 5 phút. 
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Hoàn thành phiếu học tập số 1
- Báo cáo kết quả: 
+ GV gọi một HS lên bảng trình bày phiếu học tập của mình.
+ Gọi HS khác nhận xét
F
A
2N
+ GV nhận xét sau khi HS đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- HS được chọn lên bảng trình bày phiếu học tập số 1 của mình.
- HS khác nhận xét.
- Đánh giá: 
+ GV yêu cầu 2 học sinh cùng bàn đổi phiếu học tập số 1 và chấm điểm cho nhau.
+ GV thu phiếu học tập số 1, kiểm tra xem HS chấm đúng hay không và lấy điểm.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của GV.
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã ôn tập trả lời các câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập số 2.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Hoàn thành phiếu học tập số 2, tiết sau nộp lại cho GV.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu học tập số 2 cho GV.
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh ôn tập các kiến thức trong chủ đề lực, hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Hệ thống được kiến thức của chủ đề ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_on_t.docx