Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 10, Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 10, Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại

- Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng

2. Năng lực

a. Năng lực đặc thù

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Tìm kiếm và sưu tầm được tư liệu phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

- Năng lực sử dụng lược đồ: Đọc và chỉ ra được những thông tin quan trọng trên lược đồ

b. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập; vận dụng năng lực hợp tác để cùng trả lời các vấn đề đặt ra.

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự chủ trong tìm hiểu kiến thức và có tinh thần học tập để khám phá cuộc sống của con người từ thời xa xưa.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập

- Trung thực: Trung thực trong đánh giá các thành tựu của nhân loại

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Học liệu: tài liệu, tranh ảnh, các phiếu bài tập, các hình ảnh, lược đồ Trung Quốc thời nhà Tần (treo tường), lược đồ Trung Quốc hiện nay

- HS: Đọc các tài liệu lịch sử có liên quan tới bài học trên mạng in-ter-net.

 

docx 4 trang Dương Tử Quỳnh 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 10, Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/9/2021 Ngày giảng: 28/9/6D
Bài 9 – Tiết 10: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI 
ĐẾN THẾ KỈ VII
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại
- Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng
2. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Tìm kiếm và sưu tầm được tư liệu phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
- Năng lực sử dụng lược đồ: Đọc và chỉ ra được những thông tin quan trọng trên lược đồ
b. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập; vận dụng năng lực hợp tác để cùng trả lời các vấn đề đặt ra.
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự chủ trong tìm hiểu kiến thức và có tinh thần học tập để khám phá cuộc sống của con người từ thời xa xưa.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống 
3. Phẩm chất 
- Chăm chỉ: Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập
- Trung thực: Trung thực trong đánh giá các thành tựu của nhân loại
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: Học liệu: tài liệu, tranh ảnh, các phiếu bài tập, các hình ảnh, lược đồ Trung Quốc thời nhà Tần (treo tường), lược đồ Trung Quốc hiện nay
- HS: Đọc các tài liệu lịch sử có liên quan tới bài học trên mạng in-ter-net.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tình huống tâm thế cho học sinh hào hứng khám phá nội dung bài học. Học sinh nâng cao năng lực quan sát tìm hiểu vấn đề qua tranh ảnh minh họa và tư liệu Lịch sử.
b. Tổ chức thực hiện
GV chiếu slide 1, HS quan sát hình ảnh và HĐCN (1p), chia sẻ yêu cầu câu hỏi
Giáo viên dẫn dắt sang bài mới: Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã chế tạo ra la bàn để xác định phương hướng. Họ còn là chủ nhân của một nền văn minh phát triển với nhiều thành tựu mà cho đến ngày nay nhân loại vẫn đang được thừa hưởng. Vậy, điều kiện nào đã giúp người Trung Quốc cổ đại tạo dụng được nền văn minh rực rỡ như thế? Những giá trị to lớn mà họ trao truyền đến ngày nay là gì?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại
a. Mục tiêu 
- Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ. b. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS quan sát mục 1/40, kết hợp lược đồ H2/40
HS lên bảng xác định vị trí của sông Hoàng Hà và Trường Giang trên lược đồ (slide 2)
H: Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc có đặc điểm gì? Sông Hoàng Hà và Trường Giang có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?
HSHĐCĐ (3p), chia sẻ. GVKL
- Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực sông Trường Giang (Duơng Tử).
- Thuận lợi:
+ Phù sa của hai dòng sông này đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam rộng lớn, phì nhiều, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi đã phát triển từ sớm.
+ Giao thông đường thủy
+ Hệ thống tưới tiêu
+ Đánh bắt cá làm thức ăn
* Khó khăn: lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân. 
GVMR (slide 3): Dân Trung Quốc có câu “một bát nước sông Hoàng Hà, nửa bát là phù sa”; trung bình 1m3 nước sông Hoàng Hà chứa 34 gam phù sa (sông Nin là 1g/1m3 phù sa). Hoàng Hà và Trường Giang là hai con sông có vai trò quan trọng trong việc "sản sinh" ra nền văn minh Trung Hoa. Là một trong bốn nền văn minh phát sinh dọc theo các con sông nổi tiếng trên thế giới cùng với văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa đã để lại cho hậu thế nhiều phát minh giá trị sau này. 
1. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại
- Thuận lợi: Đất phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. 
+ Thượng nguồn có nhiều vùng đất cao và đồng cỏ nên chăn nuôi phát triển
- Khó khăn: lũ lụt
2. Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc
a. Mục tiêu 
- Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng
b. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS đọc mục 2/41, quan sát slide 4
GV sử dụng câu hỏi 5W1H
- Triều đại nào đã thống nhất Trung Quốc?
- Ai đã thống nhất Trung Quốc ?
- Trung Quốc được thống nhất vào khoảng thời gian nào ?
- Tần Thủy Hoàng đã làm gì sau khi thống nhất Trung Quốc ?
- Tại sao Tần Thủy Hoàng lại thống nhất được Trung Quốc?
- Tần Thủy Hoàng có vai trò như thế nào với lịch sử Trung Quốc?
HSHĐCĐ (5p), chia sẻ. GVKL (slide 5)
GVMR:
- Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN), tên thật là Doanh Chính, là Hoàng đế đầu tiên của một Trung Hoa thống nhất, mở ra hơn 2.000 năm thiết chế hoàng gia trên mảnh đất này. Là một nhân vật lịch sử có ảnh hưởng rất lớn ở Á Đông, danh tiếng của Tần Thủy Hoàng sau mấy nghìn năm đã được cả thế giới thừa nhận
- Tần Thủy Hoàng tăng tốc công phá 6 nước, không để các nước có cơ hội liên hợp hành động, chiến lược hợp tung đã bị phá hủy hoàn toàn. Chiến lược của ông là “viễn giao cận công”, nước ở xa thì hòa hảo, nước ở gần thì đánh, tập trung sức mạnh, công phá từng nước....
H: Dưới xã hội cổ đại TQ có những giai cấp nào?
GVKL (slide 6)
- Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế. Nhà Tần chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quan, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc. 
- Để tăng cường tác phong và uy tín của quan lại, nhà Tần có pháp tắc nghiêm ngặt về tuyển chọn, bổ nhiệm chức vị, đồng thời có quy định nghiêm ngặt về sát hạch và thưởng phạt.
- Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần còn áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước.
- Nhiều giai cấp mới được hình thành 
H: Hãy so sánh lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần và lãnh thổ Trung Quốc hiện nay? Vì sao có sự khác nhau như vậy?
HS chia sẻ cá nhân. GVKL
- Lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Tần nhỏ hơn so với ngày nay. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn như ngày nay là kết quả của quá trình mở rộng trải qua nhiều triều đại.
2. Nhà Tần thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc
- Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế
- Nhà Tần còn áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước
- Các giai cấp chủ yếu: quý tộc, quan lại, địa chủ; nông dân, tá điền
* Củng cố
- Khái quát lại nội dung bài học.
* Hướng dẫn học bài
- Bài cũ: Học bài theo nội dung vở ghi để hiểu được điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại.....
- Bài mới: Tìm hiểu tiếp mục 3,4 của bài
YC: Đọc SGK mục 3,4/ trang 41,42 và trả lời các câu hỏi mục 3,4
 Sưu tầm một số thành tựu nổi bật của TQ thời cổ đại

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_6_tiet_10_bai_9_trung_quoc_tu_thoi_co_dai_de.docx