Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình cả năm - Nguyễn Xuân Hùng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình cả năm - Nguyễn Xuân Hùng

a) Mục tiêu

HS nhận biết được chất liệu một số sản phẩm mĩ thuật; nhận biết được chủ đề bài học.

b) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên (GV) hướng dẫn HS tham gia trò chơi

 

doc 76 trang Mạnh Quân 26/06/2023 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình cả năm - Nguyễn Xuân Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Long Lâm
 Tổ: Khoa học tự nhiên
 Họ và tên giáo viên:
 Nguyễn Xuân Hùng
Chủ đề 1:
XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
BÀI 1: MỘT SỐ THỂ LOẠI MĨ THUẬT
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực mĩ thuật
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Xác định được nội dung của chủ đề; Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để sáng tạo được một SPMT. Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí trong thực hành sáng tạo. 
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Nhận xét, đánh giá được sản phẩm mĩ thuật của bạn/nhóm học. 
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến chủ đề với sự cân nhắc, chọn lọc.
1.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu , trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức. Có ý thức khai thác hình ảnh trong thực hành, sáng tạo;
- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên 
- Máy tính. 
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như SPMT, TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, sản phẩm trong thể loại Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ; Thiết kế thời trang.
2. Học sinh
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy màu, đất nặn 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu
HS nhận biết được chất liệu một số sản phẩm mĩ thuật; nhận biết được chủ đề bài học.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên (GV) hướng dẫn HS tham gia trò chơi sau:
Nội dung:
+ Nội dung trò chơi: Đoán tên và chất liệu của sản phẩm. GV trình chiếu một số tác phẩm mĩ thuật có chất liệu khác nhau.
+ Cách chơi: GV cho 2 HS ghi tên chất liệu của tác phẩm được trình chiếu lên bảng.
+ Luật chơi: Trong thời gian 1 phút, HS nào đoán chính xác và nhanh nhất chất liệu sản phẩm mĩ thuật ở trên màn hình sẽ là người thắng cuộc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, tham gia trò chơi theo hướng dẫn. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm: 
- Tác phẩm Tát nước đồng chiêm của họa sĩ Trần Văn Cẩn: Tranh sơn mài.
- Tác phẩm Phong cảnh Sài Sơn của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung: Tranh khắc gỗ 
- Tác phẩm Bà cháu của nhà diêu khắc Nguyễn Thị Hòa: Tượng đá.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV chọn treo 2 sản phẩm của học sinh lên bảng, cho HS thảo luận, góp ý. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV tổng kết trò chơi, nêu đáp án như mục sản phẩm, giới thiệu nội dung bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút) 
a) Mục tiêu
- Gọi tên được một số thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng (trong phạm vi THCS).
- Trình bày được một số đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng. 
- Biết cách thể hiện một sản phẩm mĩ thuật theo ý thích.
b) Tổ chức thực hiện
2.1. Nhiệm vụ 1: Quan sát
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm 5- 6 HS, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung:
Đọc thông tin ở SGK kết hợp quan sát ảnh một số hình ảnh (tr5) thảo luận, tìm hiểu: 
1.Mĩ thuật tạo hình gồm những thể loại nào?
2.Mĩ thuật ứng dụng gồm những thể loại nào?
3. Đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình, mĩ thuật ứng dụng là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm được phân chia. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm: 
Quan sát ảnh một số hình ảnh (tr5):
1. Mĩ thuật tạo hình gồm có những thể loại như: Hội hoạ; Đồ hoạ tranh in; Điêu khắc: tượng, phù điêu.
2. Mĩ thuật ứng dụng gồm có những thể loại: Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, 
3. Đặc điểm của các thể loại mĩ thuật tạo hình, mĩ thuật ứng dụng:
+ Các thể loại mĩ thuật tạo hình sử dụng những yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.
+ Các thể loại mĩ thuật ứng dụng sử dụng yếu tố mĩ thuật trong thiết kế, tạo dáng sản phẩm như trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng....Mĩ thuật ứng dụng gắn với sản xuất công nghiệp, cuộc sống và bao gồm các thể loại như: Thiết kế đồ họa; Thiết kế công nghiệp; Thiết kế thời trang...
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV chọn 1- 2 nhóm l trình bày phần tìm hiểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình; 
- GV gợi ý thêm cho HS thảo luận: 
+ Hội hoạ, Đồ hoạ tranh in có đặc điểm gì về hình, màu, diễn tả trên không gian nào?
+ Điêu khắc có đặc điểm gì về khối, diễn tả trong không gian nào?
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận như mục sản phẩm và mở rộng thêm:
+ Hội hoạ là nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình khối, màu sắc,...để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều.
+ Đồ hoạ tranh in là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc gỗ, tranh in đá, tranh in lưới... Ngoài ra, còn có thể loại Đồ hoạ tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất, đó là thể loại Đồ họa tranh in độc bản.
+ Điêu khắc là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn, gò, đắp,... trên những chất liệu như gỗ, đá, đất, đồng,... để tạo nên những TPMT có khối trong không gian ba chiều như tượng tròn, tượng đài hoặc có không gianh hai chiều như chạm khắc, gò đồng,...
2.2. Nhiệm vụ 1: Cách thể hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp theo các nội dung: 
Nội dung: 
Tìm ý tưởng cho sản phẩm mĩ thuật mà em thể hiện.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm ý tưởng. GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm: 
Trình bày được ý tưởng thể hiện sản phẩm mĩ thuật gồm:
+ Em lựa chọn thể hiện sản phẩm thuộc lĩnh vực nào?
+ Ý tưởng thể hiện sản phẩm của em là gì?
+ Em sử dụng cách nào để thực hiện? (vẽ, xé, dán, nặn, kết hợp đa chất liệu, sử dụng vật liệu tái sử dụng, ).
+ Cách thực hành tạo sản phẩmnhư thế nào?.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức báo cáo, thảo luận:
 1. Chọn 3-4 HS trình bày ý tưởng thể hiện sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình. 
2. GV cho HS thảo luận, chia sẻ về cách thực hành tạo sản phẩm với các hình thức và chất liệu khác nhau
Bước 4: Kết luận, nhận định
GVkết luận: Tùy theo hiểu biết, sở thích, cảm hứng của cá nhân mà HS có thể lựa một thể loại mĩ thuật để thể hiện, trước khi thực hiện cần chọn chủ đề cụ thể. Cần xác định được hình ảnh tiêu biểu thể hiện đúng nội dung của chủ đề, xác định được các hình ảnh chính, phụ cho sản phảm để từ đó sắp xếp các hình ảnh cho hợp lí. 
- GV hướng dẫn HS cách thể hiện sản phẩm qua hình thức vẽ tranh (Ví dụ cụ thể qua hướng dẫn vẽ tranh đề tài Lễ hội):
+ Có thể vẽ toàn cảnh lễ hội với nhiều hoạt động hoặc chỉ chọn một hoạt động tiêu biểu của lễ hội để thể hiện trong tranh.
+ Xác định các mảng chính, mảng phụ: chú ý sự cân đối, hài hoà về bố cục. 
+ Vẽ hình ảnh chi tiết vào các mảng chính và phụ: chú ý trang phục, tư thế các nhân vật khác nhau để tạo được các hình dáng sinh động, những chi tiết cờ sử dụng trong lễ hội, công trình kiến trúc đặc trưng gắn với lễ hội, thể hiện được đặc trưng của lễ hội qua hình dáng, trang phục và cảnh vật.
+ Vẽ màu sắc tươi sáng , rực rỡ, để tạo không khí vui tươi, sôi nổi cho lễ hội
3. Hoạt động 3: Luyện tập (55 phút)
a) Mục tiêu
- HS lựa chọn và sử dụng được công cụ, vật liệu phù hợp để thực hành, sáng tạo. 
- Thể hiện được một SPMT (tạo hình hoặc ứng dụng) theo hình thức vẽ hoặc nặn.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung. 
Nội dung: 
1. Dùng hình thức vẽ hoặc nặn để tạo một sản phẩm mĩ thuật.
2. Viết 1đoạn ngắn chia sẻ về thông tin của sản phẩm của mình (Tên sản phẩm, thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình nào, cách thể hiện).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Sản phẩm: 
1. Sản phẩmmĩ thuật . 
2. Nội dung chia sẻ về sản phẩm: Tên sản phẩm, thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình nào, cách thể hiện
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm của học sinh tại chỗ.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. 
- GV cho 5 - 6 HS chia sẻ về sản phẩm. GV hướng dẫn học sinh khác cùng thảo luận, nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm HS khác. 
- Tổ chức cho HS đưa ra ý kiến: Trong các sản phẩm mĩ thuật của các bạn, lựa chọn sản phẩm em thích nhất? giải thích lí do.
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.
Tiêu chí
Điểm
Tự ĐG
Lựa chọn và phối hợp được vật liệu để tạo được hình dáng sáng tạo, phù hợp với sản phẩm
2
Sản phẩm có nội dung rõ trọng tâm, bố cục cân đối, đường nét, hình ảnh sinh động, màu sắc hài hòa.
5
Sản phẩm có tính sáng tạo
3
Tổng
10
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét sản phẩm, đánh giá kết quả thực hành của HS; GV đưa ra một số kết luận về bài học: Mĩ thuật gồm có hai thể loại chính là mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng. Mỗi thể loại có đặc điểm riêng. Các thể loại mĩ thuật tạo hình sử dụng những yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống. Các thể loại mĩ thuật ứng dụng sử dụng yếu tố mĩ thuật trong thiết kế, tạo dáng sản phẩm như trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng....mĩ thuật ứng dụng gắn với sản xuất công nghiệp, cuộc sống và bao gồm các thể loại như thiết kế đồ họa; thiết kế công nghiệp; thiết kế thời trang..
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu: 
HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề để nhận biết một số tác phẩm/SPMT.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung. 
Nội dung: 
Quan sát các hình ảnh (tr21 SGK M6), thảo luận, tìm hiểu:
1. Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình nào?
2. Tranh Rặng phi lao thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình nào?
3. Bìa sách thuộc thể loại mĩ thuật ứng dụng nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Sản phẩm: 
Bài trình bày của học sinh được ghi vào vở.
1. Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình: Điêu khắc
2. Tranh Rặng phi lao thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình: Hội họa
3. Bìa sách thuộc thể loại mĩ thuật ứng dụng:Thiết kế đồ họa.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV kiểm tra bài làm của HS ở buổi học tới. GV cho 1-2 HS trình bày, các học sinh khác bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, tuyên dương các bài làm tốt. 
Trường: THCS Long Lâm
 Tổ: Khoa học tự nhiên
 Họ và tên giáo viên:
 Nguyễn Xuân Hùng
Chủ đề 1:
XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC MĨ THUẬT
BÀI 2: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG TRONG SÁNG TÁC THEO CHỦ ĐỀ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực mĩ thuật
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Xác định được nội dung của chủ đề; khai thác hình ảnh trong thiên nhiên, cuộc sống để thể hiện về chủ đề.
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để sáng tạo sản phẩm. Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí trong thực hành sáng tạo. Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm của nhóm.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Tiếp tục hình thành năng lực phân tích và đánh giá được yếu tố, nguyên lí tạo hình trong SPMT của cá nhân, nhóm. Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá các sản phẩm của các nhóm trong lớp.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến chủ đề với sự cân nhắc, chọn lọc.
1.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu , trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức. Có ý thức khai thác hình ảnh trong thực hành, sáng tạo;
- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Máy tính. 
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: quang cảnh, cảnh vật và sáng tác của hoạ sĩ, nhà điêu khắc;
- Một số SPMT như: tranh, tượng, phù điêu, về cảnh vật gần gũi ở địa phương, để HS có thể quan sát trực tiếp, thuận tiện trong việc liên tưởng từ cảnh vật, sinh hoạt trong thực tế tới những SPMT cụ thể.
- Một số sản phẩm của HS năm trước.
2. Học sinh:
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy màu, đất nặn 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu
Xác định được nội dung của chủ đề;
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên (GV) yêu cầu HS thực hiện ở lớp những nhiệm vụ sau:
Xem video về một số cảnh đẹp thiên nhiên và các sinh hoạt lễ hội ở Việt Nam và cho biết:
1. Hình ảnh trong video thuộc cảnh đẹp ở vùng miền nào? 
2. Các hình ảnh về hoạt động con người đang thể hiện hoạt động gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, theo dõi video trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm:
1.Hình ảnh về cảnh đẹp Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
2. Các hình ảnh về hoạt động con người đang thể hiện hoạt động: đánh cá, thể thao 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV chọn 1-2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác góp ý.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận như mục sản phẩm và mở rộng thêm: xung quanh ta có rất nhiều các cảnh đẹp của thiên nhiên, nhiều hoạt động sinh động của con người. Để từ những hình ảnh thực của cuộc sống tạo thành những sản phẩm mĩ thuật có ý nghĩa các em cần vận dụng một số nguyên lí tạo hình như cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, Những yếu tố và nguyên lí tạo hình này cũng sẽ là nội dung mà HS sẽ làm quen và lĩnh hội trong môn Mĩ thuật ở cấp THCS để thể hiện ý tưởng của mình theo những chủ đề cụ thể. Nội dung bài 2 sẽ hướng dẫn tìm hiểu cách xây dựng ý tưởng trong thực hành làm SPMT theo chủ đề.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút)
a) Mục tiêu
- HS biết khai thác ý tưởng và mỗi quan hệ giữa tên chủ đề và nội dung cần thể hiện. 
- Tìm ý tưởng qua quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống.
- Xác định được các bước xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm.
2.1. Nhiệm vụ 1: Quan sát (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm 5- 6 HS, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung: 
Tìm hiểu thông tin và quan sát hình ảnh ở trang 10 SGK MT 6 hãy cho biết: 
1. Có những cách xây dựng ý tưởng nào trong sáng tác?
2. Theo em, cách xây dựng ý tưởng nào trong sáng tác theo chủ đề phù hợp với mình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm được phân chia. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm: 
Tìm hiểu thông tin và quan sát hình ảnh ở trang 10 SGK MT 6: 
1. Một số cách xây dựng ý tưởng trong sáng tác:
- Xây dựng ý tưởng từ cảnh đẹp trong cuộc sống.
- Xây dựng ý tưởng từ hình ảnh sinh hoạt trong cuộc sống.
2. HS chọn một cách xây dựng ý tưởng phù hợp với mình. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV chọn 1- 2 nhóm l trình bày phần tìm hiểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình; 
Bước 4: Kết luận, nhận định
Căn cứ ý kiến phát biểu của HS, GV đưa ra một số cách xây dựng ý tưởng để thể hiện theo chủ đề như sau:
+ Có thể quan sát cảnh vật, sinh hoạt trong cuộc sống để tìm được những hình ảnh phù hợp liên quan đến chủ đề muốn diễn tả.
+ Có thể tìm những hình ảnh phù hợp với chủ đề thông qua bưu thiệp, sách, báo, tạp chí, lịch treo tường, Internet, .
+ Có thể nhớ lại những hình ảnh đã từng gặp có liên quan đến chủ đề.
+ Có thể tưởng tượng về những hình ảnh phù hợp để diễn tả về chủ đề.
2.2. Nhiệm vụ 2: Cách thể hiện (10 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung: 
Quan sát sơ đồ quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm mĩ thuật tr.10 SGK MT6 thảo luận, tìm hiểu: 
1. Quá trình từ xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm em cần thực hiện qua những bước nào?
2. Em lựa chọn chủ đề nào? Em tìm ý tưởng để thể hiện hình ảnh về chủ đề đó bằng cách nào? Em sử dụng hình thức nào để thực hiện ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung: 
Sản phẩm: 
Sơ đồ quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm mĩ thuật:
1. Quá trình từ xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm:
- Xây dựng ý tưởng(Tìm hình ảnh qua quan sát thực tế, ảnh chụp, thơ văn, trí nhớ, ).
- Phác hình thể hiện hình ảnh, xác định hình chính, hình phụ và vị trí muốn thể hiện.
- Lựa chọn màu cho hình chính, các chi tiết và nền (nếu là sản phẩm mĩ thuật 2D).
- Hoàn thiện sản phẩm mĩ thuật.
- Đặt tên sản phẩm mĩ thuật.
2. HS lựa chọn chủ đề, tìm ý tưởng, tìm hình thức thể hiện phù hợp với khả năng của mình. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV tổ chức báo cáo, thảo luận: Chọn 3-4 HS trình bày và các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV kết luận: Tùy theo hiểu biết, sở thích, khả năng của cá nhân mà HS có thể lựa một cách thức phù hợp để tạo sản phẩm mĩ thuật. Tuy nhiên dù cách nào cũng cần đi theo các bước hướng dẫn từ quá trình xây dựng ý tưởng đến thực hiện sản phẩm mĩ thuật.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (55 phút)
a) Mục tiêu
- HS lựa chọn và sử dụng được công cụ, vật liệu phù hợp để thực hành, sáng tạo.
- HS thực hiện SPMT qua ý tưởng của mình.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung. 
Nội dung: 
1. Em xây dựng và thể hiện một sản phẩm mĩ thuật về chủ đề em yêu thích.
2. Viết 1đoạn ngắn chia sẻ về thông tin của sản phẩm của mình (Chủ đề, ý tưởng thể hiện, cách thể hiện, tên sản phẩm).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS.
Sản phẩm: 
1. Sản phẩm mĩ thuật về chủ đề em yêu thích.
2. Nội dung chia sẻ về sản phẩm: Chủ đề, ý tưởng thể hiện, cách thể hiện, tên sản phẩm .
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS thông báo mức độ hoàn thành sản phẩm mĩ thuật của học sinh tại chỗ.
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. 
- GV cho 5 - 6 HS chia sẻ về sản phẩm. GV hướng dẫn học sinh khác cùng thảo luận, nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm HS khác. 
- Tổ chức cho HS đưa ra ý kiến: Trong các sản phẩm mĩ thuật của các bạn, lựa chọn sản phẩm em thích nhất? giải thích lí do.
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá sản phẩm của mình qua phiếu đánh giá.
Tiêu chí
Điểm
Tự ĐG
Lựa chọn và phối hợp được vật liệu để tạo được hình dáng sáng tạo, phù hợp với sản phẩm
2
Sản phẩm có nội dung rõ trọng tâm, bố cục cân đối, đường nét, hình ảnh sinh động, màu sắc hài hòa.
5
Sản phẩm có tính sáng tạo
3
Tổng
10
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và phần chia sẻ của HS.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng được kiến thức, sản phẩm của bài học để tìm hiểu, thưởng thức vẻ đẹp của TPMT được giới thiệu trong sách, hình thành kĩ năng thường thức mĩ thuật.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung. 
Nội dung: 
Quan sát hai tác phẩm mĩ thuật (tr 11, SGK MT6), trả lời câu hỏi:
+ Hãy trình bày vẻ đẹp của hai tác phẩm mĩ thuật ? (Về hình ảnh thể hiện; nội dung phản ánh).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. Bài trình bày của học sinh được ghi vào vở.
Sản phẩm: 
- Tác phẩm Bình minh trên nông trang thể hiện hình ảnh người nông dân đang gieo hạt vào một sớm bình minh. Gam màu nóng chủ đạotrong tranh, cùng với các sắc màu lục, lam ẩn hiện trong những rặng cây tạo nên hòa sắc bức tranh sinh động, hấp dẫn.
- Tác phẩm Hũ gạo nuôi quân thể hiện hình ảnh hai mẹ con đang nâng niu, chắt chiu từng nắm hạt gạo bỏ vào hũ gạo tiết kiệm. Tác giả sử dụng khối tròn, hình dáng sinh động và sự kết hợp hài hòa giữa nét cong, nét thẳng trên hình tượng nhân vật để thể hiện. Tác phẩm bộc lộ một cách sâu sắc tình cảm yêu thương của người hậu phương dành cho những chiến sĩ đang cầm súng bảo vệ Tổ quốc.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV kiểm tra bài làm của HS ở buổi học tới. GV cho 1-2 HS trình bày, các học sinh khác bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, tuyên dương các bài làm tốt. 
Trường: THCS Đồng Văn
 Tổ: Khoa học tự nhiên
 Họ và tên giáo viên:
 Nguyễn Văn Hùng
Chủ đề 2:
NGÔI NHÀ YÊU THƯƠNG
BÀI 3: TẠO HÌNH NGÔI NHÀ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1.1. Năng lực mĩ thuật
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Xác định được vai trò, cấu trúc cơ bản, hình dáng, đặc điểm của ngôi nhà;
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Lựa chọn được công cụ, vật liệu phù hợp để tạo hình ngôi nhà ứng dụng vàotrang trí quà lưu niệm (tiết 2). Vận dụng được các yếu tố tạo hình như: nét, hình khối, màu sắc để thể hiện SPMT về ngôi nhà; Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm của nhóm.
- Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó cảm thụ được vẻ đẹp trong tạo dáng SPMT ngôi nhà ở dạng 2D và 3D.
1.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ được giao trong nhóm. Tự sưu tầm được các vật liệu để tạo sản phẩm. Điều chỉnh những sai sót, hạn chế khi giáo viên và các thành viên trong nhóm góp ý.
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhận xét được những ưu điểm, thiếu sót của bản thân và từng thành viên trong nhóm khi được giao nhiệm vụ thảo luận vụ và làm bài tập thực hành nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chú ý lắng nghe và tiếp cận thông tin, ý tưởng liên quan đến tạo hình ngôi nhà với sự cân nhắc, chọn lọc.
1.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi, tìm tòi kiến thức, sưu tầm các vật liệu có sắn.
- Trung thực: Nghiêm túc trong việc đánh giá sản phẩm mĩ thuật của bản thân và nhóm bạn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Máy tính. 
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như SPMT, TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: ảnh chụp ngôi nhà tiêu biểu kiến trúc vùng, miền tại địa phương và ngôi nhà đại diện cho các vùng, miền khác trong thực tế cuộc sống;
- Một số sản phẩm của HS năm trước.
2. Học sinh:
- Công cụ: màu vẽ, chì, giấy màu, đất nặn 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu
- Huy động được các kiến thức thực tế của học sinh về ngôi nhà.
- HS trình bày được tên gọi ngôi nhà từng vùng miền.
b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên (GV) yêu cầu HS thực hiện ở lớp những nhiệm vụ sau:
Nội dung: 
Quan sát các hình ảnh (Hình ảnh GV trình chiếu lên màn hình) kết hợp hiểu biết của về ngôi nhà trả lời các câu hỏi sau: 
1. Các ngôi nhà trên thuộc dạng nhà gì thường có ở vùng miền nào?
2. Tên gọi của các ngôi nhà đó ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, trả lời câu hỏi theo hiểu biết cá nhân. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm:
Quan sát các hình ảnh, kết hợp hiểu biết của về ngôi nhà:
1. Hình ảnh (1) là nhà sàn thường có ở đồng bào các dân tộc miền núi; hình (2) nhà biệt thự, thướng có ở các vùng đô thị 
2.Tên gọi:
- Nhà sàn có ở các dân tộc vùng miền núi như Thái, Dao, Mông, Ê Đê, Ba na
- Nhà gỗ 3 gian xưa được xây dựng ở người Kinh vùng nông thôn. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV chọn 1-2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác góp ý.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV kết luận như mục sản phẩm và mở rộng thêm: Trên đất nước ta có nhiều vùng miền khác nhau, mỗi vùng miền thường có phong tục, tập quán, lối sống, sinh hoạt khác nhau. Như bà con vùng miền núi cao ngày xưa thường ở nhà 
sàn, bà con ở vùng miền xuôi thì thường ỏ nhà trệt Để có thể đưa những hình ảnh ngôi nhà mà các em yêu thích vào nghệ thuật tạo hình (hoặc mĩ thuật ứng dụng) 
các em sẽ cùng thầy tìm hiểu nội dung chủ đề hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20 phút) 
2.1. Nhiệm vụ 1: Quan sát (10 phút)
a) Mục tiêu
- HS trình bày được đặc điểm về cấu trúc cơ bản, hình dáng, chất liệu của ngôi nhà.
- Trình bày được những hiểu biết về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và tác phẩm hội hoạ thể hiện về đề tài “Phố” của ông.
- Trình bày được cách thể hiện ngôi nhà qua SPMT tranh in độc bản.
b) Tổ chức thực hiện
2.1. Nhiệm vụ 1: Quan sát (15 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm 5- 6 HS, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung: 
1. Quan sát quan sát các hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12, thảo luận, tìm hiểu: 
- Hình dáng ngôi nhà có những đặc điểm gì?
2. Quan sát và tìm hiểu nội dung về “ngôi nhà” trong tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, HS tự học có hướng dẫn:
- Trong tranh “Phố” của họa sĩ Bùi Xuân Phái có những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó được thể hiện như thế nào?
- Gam màu chủ đạo trong tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái là gì? 
3. Viết đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp, quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi theo nhóm được phân chia. GV theo dõi, điều hành.
Sản phẩm: 
1. Quan sát quan sát các hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 6, trang 12:
- Hình dáng ngôi nhà có những đặc điểm: 
+ Nhà sàn:Nhà có 2 tấng. Phía bên hông nhà sẽ có cầu thang. Nhà có hai cửa đối xứng, phần mái thường có độ dốc lớn theo dạng từ 2, 3 hoặc 4 mái. Vật liệu xây dựng: là các loại gỗ, tre, Phần mái của ngôi nhà làm bằng lá cỏ tranh hoặc ngói.
+ Nhà rường được hình thành từ một hệ thống các cột kèo bằng gỗ, được liên kết hoàn toàn bằng gỗ.. Kèo, xà, đòn và tay cầm phải được chạm khắc rất nhiều. Mái nhà gồm hai lớp ngói dày chồng lên nhau.
+ Nhà rông: đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi rìu vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ.
Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh.
+ Nhà cổ tỉnh Đồng Tháp: Ngôi nhà mang nét pha trộn hài hòa của ba phong cách kiến trúc Pháp, Việt, Hoa. Bề ngoài ngôi nhà là lối kiến trúc La Mã phục hưng ở thế kỷ 17 với các cổng vòm, hệ thống cột với các hoa văn và phù điêu hoa lá. ở bên trong nhà vẫn còn giữ được kiểu ba gian truyền thống của người Việt. 
2. Quan sát và tìm hiểu nội dung về “ngôi nhà” trong tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, HS tự học có hướng dẫn:
- Trong tranh “Phố” của họa sĩ Bùi Xuân Phái có hình ảnh những ngôi nhà; con đường; góc phố; bầu trời, con người, cây cột điện...Những hình ảnh đó dược thể hiện bằng nét viền thẳng, đậm và mảng màu khỏe, dứt khoát. 
- Tranh “Phố” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái được diễn tả bằng gam màu nâu đỏ nhiều sắc thái phong phú diễn tả vẻ thâm nghiêm của những ngôi nhà cổ Hà Nội.
3. Viết đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái.
(HS hoàn thành bài ở nhà, nạp bài giới thiệu vào đầu tiết học sau).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV chọn 1- 2 nhóm l trình bày phần tìm hiểu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ các ý kiến của mình; 
- GV gợi ý cho HS thảo luận: Ngoài các ngôi nhà giới thiệu trong SGK, em còn biết thêm những thêm những dạng nhà nào nữa? Hãy chia sẻ cảm nhận của mình về những ngôi nhà mà HS đã từng thấy.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV kết luận: Ngôi nhà là hình ảnh luôn gắn kết với cuộc sống mỗ con người chúng ta. Mỗi dẫn tộc, mỗi vùng miền đều có một ngôi nhà truyền thống mang phong cách riêng. Từ những ngôi nhà trong hiện thực cuộc sống các em có thể tạo nó thành các sản phẩm mĩ thuật có ý nghĩa với nhiều cách thức khác nhau như: vẽ, xé dáng giấy, tạo mô hình, in 
2.2. Nhiệm vụ 2: Cách thể hiện (5 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung: 
Nội dung: 
Quan sát các bước tạo hình ngôi nhà qua sản phẩm tranh in độc bản (tr14) thảo luận, tìm hiểu:
1. Để tạo hình ngôi nhà qua sản phẩm mĩ thuật tranh in độc bản em cần thực hiện những bước nào?
2. Tìm ý tưởng cho sản phẩm tạo hình ngôi nhà của em.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu các bước tạo hình ngôi nhà qua sản phẩm tranh in độc bản. GV quan sát, điều hành.
Sản phẩm: 
Quan sát hình các bước tạo hình ngôi nhà qua sản phẩm tranh in độc bản (tr14):
1. Các bước tạo hình ngôi nhà qua sản phẩm mĩ thuật tranh in độc bản:
- Bước 1: Vẽ phác hình cần in lên tấm mica.
- Bước 2: Vẽ màu vào hình.
- Bước 3: Đặt giấy lên tấm mika và in.
- Bước 4: Hoàn thiện bản in.
2. Trình bày được ý tưởngcho sản phẩm tạo hình ngôi nhà:
- Em tạo hình kiểu ngôi nhà nào? 
- Sản phẩm ngôi nhà được tạo hình từ chất liệu gì?Cách thực hiện ra sao?
- Để trang trí và làm đẹp cho ngôi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nguyen_xuan_hung.doc