Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì I
- Quan sát và nhận thức thẩm mỹ:
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh. Nhận biết được chất cảm trong tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc.
- Sáng tạo, ứng dụng thẩm mỹ:
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh ,biết được vẻ đẹp chấm nét, hình màu, nhịp điệu của nét, hình, màu trong sản phẩm tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+Tạo được bức tranh tưởng tượng từ giai điệu âm nhiệu.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 6 - Chương trình học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: BIỂU CẢM CỦA MÀU SẮC Bài 1: TRANH VẼ THEO GIAI ĐIỆU ÂM NHẠC (Thời lượng 2 tiết) Tiết thứ:1+2 Ngày soạn:04/9/2021 Lớp: 6A, ngày dạy: 9/2021, kiểm diện Lớp: 6B, ngày dạy: 9/2021, kiểm diện I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1 Năng lực Mỹ thuật: - Quan sát và nhận thức thẩm mỹ: + Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh. Nhận biết được chất cảm trong tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc. - Sáng tạo, ứng dụng thẩm mỹ: + Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh ,biết được vẻ đẹp chấm nét, hình màu, nhịp điệu của nét, hình, màu trong sản phẩm tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật. +Tạo được bức tranh tưởng tượng từ giai điệu âm nhiệu. - Phân tích và đánh giá thẩm mỹ: + Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm. +Tạo được bức tranh tưởng tượng từ giai điệu âm nhiệu. +Cảm nhận được sự tương tác giữa âm nhạc và hội họa. 1.2 Năng lực chung: học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm. + Tự chủ và tự học chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao + Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin cá nhân nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ thảo luân, nhận xét những ưu nhược điểm thiếu sót để rút kinh + Giải quyết vấn đề và sang tạo: Lắng nghe tiếp nhận thông tin, ý tưởng từ giai điệu âm nhạc để hình thành sản phẩm. 1.3 Năng lực đặc thù khác: -Năng lực ngôn ngữ :Thuyết trình, giới thiệu,trình bày, phản biện tranh luận về nội dung học tập, sản phẩm. - Năng lực tính toán: vận dụng tưởng tượng ác nét vẽ, hình mảng, chấm theo giai điệu âm nhạcđể hình thành sản phẩm mỹ thuật theo cảm nhận. 2.Phẩm chất: -Trách nhiệm: Học sinh Tự giác hoàn thành công việc được giao ,biết yêu quý, trân trọng cái đẹp. - Chăm chỉ: Không ngừng học hỏi,tìm tòi kiến thức để hoàn thành sản phẩm được giao. -Trung thực: Nghiêm túc, chia sẻ chân thực suy nghĩ, cảm nhận. - Học sinh biết yêu quý, trân trọng cái đẹp. - Biết yêu quý, trân trọng vẻ đẹp đa dạng của tranh vẽ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1.Giáo viên: - Sưu tầm: tranhvẽ theo nhạc của học sinh và họa sĩ - Thiết kế bài dạy, máy tính, máy chiếu, loa đài. - Câu hỏi thảo luận - Bài vẽ mẫu, tranh của họa sĩ - Chọn nhạc phù hợp. 2.Học sinh: - Giấy A4 - Màu nước, màu Acrylic, kéo, băng dính... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: - Kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh tham gia tiết học b. Nội dung: Giáo viên yêu cầu học sinh tham gia một trò chơi nhỏ. c. Sản phẩm: Học sinh được khởi động vui vẻ khi tham gia tiết học d. Tổ chức thực hiện: Giới thiệu bài: Giáo viên yêu cầu học sinh tham gia một trò chơi nhỏ do GV đề ra để tạo không khí vui vẻ cho giờ học. HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ TRANH Nghe nhạc hoặc các tiết tấu khởi động và vẽ theo giai điệu âm nhạc. a. Mục tiêu: Học sinh nghe nhạc cảm nhận giai điệu và quan sát, nhận xét tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc về nét, hình, màu b. Nội dung: Nhận xét, phân tích , tìm hiêủ về tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc: Nội dung, bố cục, màu sắc, đường nét. c. Sản phẩm: Học sinh trình bày phần tìm hiểu về tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc d. Tổ chức thực hiện: Dự kiến kỹ thuật dạy học tích cực KT : Động não, KT: Giao nhiệm vụ , KT: hỏi-đáp KT : KLM HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Giáo viên treo tranh vẽ, tranh trừu tượng của hoạ sĩ trong nước và thế giới , tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc của HS. - Giới thiệu khái quát về tác phẩm và tác giả của các tranh ở trang 9 SGK Mĩ thuật 6. -yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi - Em hãy cho cô biết bức tranh được tạo ra bằng cách nào? - Em thấy hình của bức tranh như thế nào? - Màu sắc của bức tranh như thế nào? - Khuyến khích HS chia sẻ và thảo luận để nhận biết về một số hình thức vẽ tranh trừu tượng. - Giáo viên lắng nghe và chuẩn lại kiến thức cho học sinh - Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Học sinh quan sát tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc và trả lời được +Tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc được tạo ra bằng cách kết hợp thính giác và thị giác với nhau. + Màu sắc có đậm, có nhạt vui mắt + có thể dùng gam màu nóng hoặc lạnh. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Thưởng thức, cảm thụ màu sắc a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được cách làm bức tranh b. Nội dung: Quan sát cách vẽ tranh và biết cách vẽ tranh c. Sản phẩm: Học sinh trình bày cách tạo hình bức tranh và tạo hình được một số bức tranh theo ý thích. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN Giáo viên giới thiệu cách tạo ra một bức tranh theo giai điệu âm nhạc cho học sinh: - Chúng ta lắng nghe và cảm nhận giai điệu tác động lên các giác quan và bắt đầu vẽ những nét màu lên giấy theo thứ tự màu sáng đến đậm, theo nhịp điệu, tiết tấu của âm nhạc; - Vẽ theo động lệnh: màu nhạt- màu đậm- nét cong- nét thẳng- chấm màu...; - Vẽ theo cảm xúc của nhạc, vẽ ngẫu hứng lên giấy ở bất cứ vị trí nào; - Hoạt động kết thúc khi nhạc kết thúc. - Hoàn thiện bức tranh (Hoặc GV yêu cầu học sinh trình bày tạo ra một bức tranh nếu GV có bài tập dự án cho học sinh từ trước) - Học sinh nghe, và phát biểu cách vẽ tranh - Học sinh trình bày cách vẽ tranh Tiết 2: Lớp: 6A, ngày dạy: 9/2021, kiểm diện Lớp: 6B, ngày dạy: 9/2021, kiểm diện HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP SÁNG TẠO Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng a. Mục tiêu: Học sinh tạo được bức tranh theo giai điệu âm nhạc b. Nội dung: Học sinh thực hành theo nhóm tạo tranh theo giai điệu âm nhạc c. Sản phẩm: Tranh theo giai điệu âm nhạc của học sinh ( sản phẩm chưa hoàn thiện) d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành tạo bức tranh theo giai điệu âm nhạc - Học sinh chọn khuôn in đã chuẩn bị. Màu vẽ, giấy, kéo, hồ dán - Tranh theo giai điệu âm nhạc của HS HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ – TRƯNG BÀY SẢN PHẨM VÀ CHIA SẺ Tạo bức tranh hoặc các sản phẩm trang trí a. Mục tiêu: Học sinh trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận và phân tích các bức tranh b. Nội dung: Học sinh treo tranh trưng bày sản phẩm, giới thiệu bức tranh của mình với các bạn và nêu cảm nhận về tranh c. Sản phẩm: Học sinh trưng bày tranh và nêu cảm nhận, phân tích tranh về hình, màu, bố cục d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày tranh và đại diện học sinh giới thiệu bức tranh của mình với các bạn - GV mời các bạn học sinh khác trình bày cảm nhận của mình về tranh của bạn - Em thích bức tranh nào nhất? Tại sao? - GV động viên khen ngợi học sinh. GV hướng dẫn học sinh công việc của tiết sau - Học sinh trưng bày tranh - Học sinh giới thiệu tranh của mình với các bạn - Học sinh nêu cảm nhận về tranh của bạn - Học sinh trưng bày tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc và nhận xét tranh về hình, màu, bố cục tranh... HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN Trưng bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm. Tìm hiểu thêm về tranh trừu tượng của họa sĩ. a. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu mở rộng về tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc và vai trò của tranh trong cuộc sống b. Nội dung: Gv giới thiệu và yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm về tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc, tranh trừu tượng của họa sĩ. c. Sản phẩm: Học sinh phát biểu được về một số vẻ đẹp về nét, chấm,mảng, hình màu của tranh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN - GV đặt câu hỏi : + Em tưởng tượng thấy hình ảnh gì trong tranh? + Em có cảm nhận gì về các chấm, nét, màu trong bài về của mình với tranh của hoạ sĩ? +Em có liên tưởng gì giữa bài vẽ của em và tranh của hoạ sĩ. + Em ấn tượng với “bức tranh” nào? Vì sao? + Nét, màu và nhịp điệu tạo nên cảm xúc gì về “bức tranh” đó? + Cách vẽ này cho em nhận thức được điều gì? + Em còn muốn điều chỉnh gì ở tranh vẽ của trình hoặc của bạn? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án : + Các bức tranh được vẽ theo thể loại trừu tượng, cảm xúc ngẫu hứng của tác giả. + Em có cảm nhận về các chấm, nét, màu trong tranh của em và của họa sĩ: Trong tranh của em: Các chấm, nét, màu đơn giản Trong tranh của họa sĩ: Các chấm, nét, màu hài hòa, đồng đều, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Người xem cảm nhận bằng thị giác, thính giác. Giáo viên giới thiệu với học sinh một số ứng dụng (Là tranh nghệ thuật trừu tượng) của nghệ thuật tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc với đời sống - Học sinh nghe, quan sát, tìm hiểu thêm về nghệ thuật tranh vẽ theo giai điệu âm nhạc. HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh trừu tượng. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_i.docx