Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 39: Văn bản "Thầy bói xem voi" - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 39: Văn bản "Thầy bói xem voi" - Năm học 2019-2020

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện Thầy bói xem voi

- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.

- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

- Kể diễn cảm câu chuyện.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức xem xét sự việc một cách toàn diện, tránh cái nhìn phiến diện.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

B. CHUẨN BỊ

1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa.

2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng nhận thức: Nhận thức về giá trị của câu chuyện và ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: 6A.6B.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy kể lại truyện "Ếch ngồi đáy giếng” và nêu ý nghĩa của truyện?

3. Bài mới:

- Hoạt động khởi động

 Hoạt động 1. Tìm hiểu chung (15p)

 

doc 5 trang tuelam477 3630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 39: Văn bản "Thầy bói xem voi" - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày xây dựng kế hoạch: 17/10/2019
Ngày thực hiện:
6A:..............
6B:...............
Tiết 39. Văn bản: 
THẦY BÓI XEM VOI
 (Truyện ngụ ngôn)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức:
- Nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện Thầy bói xem voi
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. 
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. 
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. 
- Kể diễn cảm câu chuyện.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức xem xét sự việc một cách toàn diện, tránh cái nhìn phiến diện.
4. Định hướng phát triển năng lực cho HS:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
B. CHUẨN BỊ 
1. GV: SGK, SGV, CKTKN, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa.
2. HS: Đọc kĩ văn bản và chuẩn bị bài ở nhà.
C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng nhận thức: Nhận thức về giá trị của câu chuyện và ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 6A...................................6B..................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy kể lại truyện "Ếch ngồi đáy giếng” và nêu ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới:
- Hoạt động khởi động
 Hoạt động 1. Tìm hiểu chung (15p) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
* GV nêu yêu cầu đọc: 
- Giọng người dẫn truyện: rõ ràng, mạch lạc, khách quan.
- Giọng của các thầy: khác nhau nhưng ai cũng quả quyết, tự tin nhận định của mình về con voi là đúng.
- GV đọc từ đầu -> Sờ đuôi.
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp đến hết truyện.
* GV giải thích nghĩa của 1 số từ:
H: Em hãy liệt kê các sự việc chính trong truyện “Thầy bói xem voi”? 
- Nhân buổi ế hàng, các thầy bói rủ nhau xem voi
- Các thầy xem bằng tay và cùng phán về voi.
- Hậu quả của việc xem và phán về voi.
H: Căn cứ vào các sự việc ấy , em hãy nêu bố cục của văn bản?
P1: “Từ đầu... sờ đuôi” -> Năm ông thầy bói xem voi
P2: Tiếp đến “cái chổi sể cùn” -> Nhận định của các thầy bói về voi.
P3: Phần còn lại -> Hậu quả của việc xem voi
Hoạt động cặp
 Xác định ngôi kể? Phương thức biểu đạt, trình tự kể chuyện?
- Kể theo trình tự tự nhiên của sự việc. Sự việc xảy ra trước kể trước; sự việc xảy ra sau kể sau.
H: Các nhân vật trong truyện này có gì khác với các nhân vật trong truyện Ếch ngồi đáy giếng?
- Ếch ngồi đáy giếng: Mượn chuyện loại vật để ngụ ý nói chuyện con người.
- Thầy bói xem voi: Nhân vật là con người. Lấy chuyện của con người để nêu ra bài học về lẽ sống
I. Tìm hiểu chung 
- Bố cục: 3 phần.
- Ngôi kể: thứ 3.
- PTBĐ: Tự sự.
- Thứ tự kể: Theo trình tự nhiên.
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (25p)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
GV chiếu bức tranh năm ông thầy bói xem voi
H: Bức tranh này tương ứng với sự việc nào?
- Gọi HS đọc Đ1.
H: Các ông thầy bói xem voi ở đây có đặc điểm chung nào?
- Mù cả 2 mắt, kiếm sống bằng nghề đoán tiền vận, hậu vận cho người khác.
- Họ đều chưa biết gì về con voi nên muốn biết voi nó có hình thù ra sao.
H: Các thầy bói nảy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh nào?
- Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói muốn xem voi Chung tiền biếu người quản voi để được cùng xem.
H: Em hiểu “Ế hàng„ nghĩa là thế nào? Như vậy việc xem voi của các thầy bói có điềugì khác thường?
- Người mù lại muốn xem voi. Sự việc diễn ra ngược đời, gây cười, đáng lẽ ra thầy bói đi xem bói phải được tiền nhưng năm ông thầy bói lại phải mất tiền mới được xem voi.
- Đáng lẽ ra thầy bói thì cái gì cũng phải biết thế vậy mà ngay đến con voi còn không biết thì còn xem bói cho ai. 
- Hơn nữa họ vui chuyện tán gẫu chứ không có ý định nghiêm túc.
H: Các thầy bói xem voi ntn? 
- GV cho HS quan sát tranh minh họa.
H: Có gì khác thường trong cách xem voi ấy? Vì sao em nhận xét như vậy
- Khi muốn quan sát một vật nào đó thì ta thường dùng thị giác để quan sát nhận ra những đặc điểm về ngọai hình, màu sắc, hành động của vật đó, nhưng ở đây các thầy lại dùng tay để xem tay để xem voi.
- Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi 
H: Trong đoạn truyện này, từ nào được lặp lại nhiều lần? 
Lặp lại từ đó người kể chuyện muốn nhấn mạnh điều gì?
- Thầy thì sờ. 
=> Nhấn mạnh cách xem voi ngược đời, cách xem khiếm khuyết, không đầy đủ của các thầy bói. Cách xem voi thật đó thật nực cười. Từ đó tỏ ý giễu cợt, phê phán nghề thầy bói
- HS đọc phần 2.
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS hoạt động cá nhân
H: Sau khi tận tay sờ voi, các thầy bói lần lượt nhận định về voi như thế nào? 
GV chốt:
Thầy bói
Con voi
Thầy sờ vòi
Tưởng con voi nó thế nào hóa ra nó sun sun như con đỉa
Thầy sờ ngà
Không phải nó chần chẫn như cái đòn càn
Thầy sờ tai
Đâu có nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân
Ai bảo nó sừng sững như cái cột đình
Thầy sờ đuôi
Không phải nó tun tủn như cái chổi sể cùn
H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của các thầy bói khi đưa ra nhận định của mình?
- Dùng những từ ngữ phủ đinh: Không phải; đâu có; ai bảo; không phải – để bác bỏ ý kiến của người khác và khẳng định ý kiến phán về voi của mình là đúng nhất.
- Dùng từ láy tượng hình và phép so sánh để giúp người nghe hình dung rõ hơn về đặc điểm của con voi theo sự hình dung của các thầy.
H: Qua đó em có nhận xét gì về cách phán về voi của các thầy bói?
H: Tại sao năm thầy bói đã sờ tận tay vào con voi mà lại có ý kiến trái ngược nhau về nó? 
- Mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của con voi mà chưa sờ toàn bộ con voi. Bởi vậy mỗi thầy chỉ miêu tả đúng một bộ phận của con voi, nhưng không thầy nào nói đúng về ngoại hình của con vật này. 
H: Vậy nhận thức của các thầy bói về voi do nguyên nhân nào ?
- Do hỏng mắt không trực tiếp nhìn thấy voi
- Do cách nhận thức chưa đầy đủ, chỉ biết một bộ phận của con voi nhưng đã cho rằng biết hết về con vật đó (Sai ở tư duy).
H: Hậu quả của việc xem voi là gì?
- Tốn tiền mà vẫn không có hiểu biết đầy đủ về con voi
- Đánh nhau toác đầu chẩy máu ->Mất đoàn kết => Gây tổn hại về sức khỏe và về tình thần
H: Vì sao các thầy bói xô sát với nhau?
- Tất cả đều nói sai về voi, nhưng tất cả đều cho rằng mình nói đúng nhất về voi.
H: Vậy mượn chuyện các thầy phán về voi, người xưa muốn khuyên chúng ta điều gì?
- Không nên chủ quan trong nhận thức sự vật. Muốn nhận thức đúng sự vật phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện về sự vật đó.
- Không nên xem xét đánh giá sự vật một cách phiến diện.
H: Em có thể miêu tả ntn về con voi để giúp mọi người nhận thức đúng về con vật đó? 
- Gọi 2 HS trả lời
- GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá.
*GV bình: Cuộc ẩu đả giữa các thầy bói nhằm giải quyết mâu thuẫn, “ bảo vệ chân lí” mang đầy tính bi và hài của các thầy bói. Cái bi thể hiện ở chỗ các thầy bói đều muốn thỏa mãn sự hiểu biết, nhưng rốt cuộc chẳng hiểu được gì, sự khổ đau vì thiếu tri thức vẫn còn nguyên vẹn. Hơn thế nữa lại còn đổ máu mà vẫn không biết chân lí là đâu! Cái hài thể hiện ở chỗ thầy nào cũng chỉ căn cứ vào một một bộ phận của con voi để khái quát, nhận định về một con voi . Sai là vậy mà cứ một mực cho là đúng, rồi cứ thế mà cãi nhau, đánh nhau.
H: Mượn chuyện xem voi của các thầy bói, người xưa muốn khuyên răn chúng ta điều gì và phê phán điều gì?
- Khuyên răn: Không nên chủ quan trong nhận thức sự vật. Muốn nhận thức đúng sự vật, phải dựa trên sự tìm hiểu toàn diện về sự vật đó.
+ Xem xét sự vật phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện.
- Phê phán, chế giễu sự chủ quan, phiến diện trong nhận thức về sự việc, sự vật.
+ Phê phán nghề thầy bói.
H: Câu chuyện thành công bởi những yếu tố nghệ thuật nào?
- Mượn chuyện không bình thường của con người để khuyên răn con người.
- Lời kể cụ thể, giàu hình ảnh
- Gọi HS đọc ghi nhớ
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Các thầy bói xem voi
* Hoàn cảnh xem voi:
- Nhân buổi ế hàng
- Các thầy đều bị hỏng mắt
* Cách xem voi: 
- Dùng tay để xem.
- Mỗi thầy sờ vào một bộ phận của con voi.
=> Cách xem voi phiến diện, không đầy đủ, không phù hợp
2. Các thầy bói phán về voi
- Không đúng, không đầy đủ 
3. Hậu quả của việc xem voi:
- Mất tiền mà vẫn không có hiểu biết đầy đủ về con voi .
- Tổn hại về sức khỏe và tinh thần
* Ý nghĩa của truyện:
- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện
* Ghi nhớ: SGK 103.
4. Củng cố
- GV khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Tóm tắt lại chuyện, học bài. 
E. RÚT KINH NGHIỆM - ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_39_van_ban_thay_boi_xem_voi_nam_h.doc