Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 49, Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm

Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 49, Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH

- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn?

+ GV yêu cầu học sinh quan sát slide 1 số kiểu rễ, kiểu gân lá các cây.

+ GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm làm hai đội chơi, 2 nhóm còn lại làm khán giả, trọng tài.

- HS chia thành 4 nhóm, quan sát để nhắc lại các kiến thức về các loại gân lá, các loại rễ.

+ Hai nhóm HS ra làm thành 2 đội chơi: lần lượt lên ghi các thông tin vào bảng.

- GV treo bảng phụ, tổ chức cho HS chơi, nhận xét tinh thần của các đội chơi.

- GV đặt vấn đề: các cây hạt kín rất khác nhau cả về cơ quan sinh dưỡng lẫn cơ quan sinh sản. Để phân biệt các cây hạt kín với nhau, các nhà khoa học đã chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn, đó là lớp, họ Thực vật hạt kín gồm hai lớp: lớp hai lá mầm và lớp 1 lá mầm. Mỗi lớp có những nét đặc trưng riêng. Vậy, dựa vào những thông tin này (thông tin trong bảng phụ) và các thông tin khác, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu các đặc điểm để phân chia cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm thông qua bài 42 – Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm.

 

doc 11 trang tuelam477 3940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 49, Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường: THCS Văn Nho
Tổ: KHTN.
Họ và tên giáo viên:
Hà Trung Dũng
TÊN BÀI DẠY: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
Tiết 49- Bài 42- Môn học: Sinh học lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết – 45 phút.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
(STT) của YCCĐ hoặc dạng mã hoá của YCCĐ
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên
Nêu được ngành hạt kín được chia thành hai lớp: lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm. 
1. KHTN 1.1.1
Nêu được một số đặc điểm của cây hai lá mầm và cây một lá mầm. (kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, ...)
2. KHTN 1.1.2
Trình bày được đặc điểm chủ yếu để phân biệt cây hai lá mần và cây một lá mầm.
3. KHTN 1.2
Phân loại được các cây HS đem đến lớp thành hai nhóm: cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
4. KHTN 1.3
Tìm hiểu tự nhiên
Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề (- có thể dựa vào 1 đặc điểm để phân biệt, trong các đặc điểm phân biệt đặc điểm nào là quan trọng nhất, muốn tìm hiểu số lá mầm của phôi trong hạt ta làm thế nào?)
5. KHTN 2.1
Vận dụng
Nhận ra và giải thích được một số loài thực vật trong tự nhiên thuộc nhóm cây nào?
6. KHTN 3.1.1
Sưu tầm, nêu rõ đặc điểm và phân loại được các cơ quan của cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
7. KHTN 3.1.2
Tự đề ra các biện pháp bảo vệ đa dạng các loài thực vật.
8. KHTN 3.1.3
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực tự chủ và tự học
Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong nhóm
9. TC 1.1
Giao tiếp hợp tác
Hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm
10. GT 1.1
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trung thực
Báo cáo đúng kết quả các nhiệm vụ thảo luận được giao. 
11. TT 1.1
Trách nhiệm
Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
12. TN 1.1
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Học sinh
- Phiếu học tập
- Các mẫu vật cây hai lá mầm và cây 1 lá mầm.
- Máy chiếu, máy vi tính. 
- Bảng phụ.
- Cặp ép mẫu vật.
- Đọc và tìm hiểu trước bài 42 SGK. 
- Các mẫu vật cây hai lá mầm và cây 1 lá mầm, hạt.
- Cặp ép cây.
- Báo cáo về thực trạng rừng và các giải pháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiến trình dạy học:
Tên hoạt động
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP- KTDH
P/án đánh giá
HĐ1:
Khởi động
( 5 phút)
- Nhắc lại được các loại rễ, các kiểu gân lá. 
- Biết được vấn đề cần khám phá, tìm hiểu trong bài học.
- KHTN 1.1.1
- GT.1.1
- TN 1.1
- GV tổ chức trò chơi “ai nhanh hơn?”
- GV đặt vấn đề vào bài
- Dạy học trực quan sử dụng hình ảnh.
- Tổ chức trò chơi.
- Kĩ thuật động não - công não.
- Phần bài làm của hai đội.
- Phần đánh giá của các thành viên BGK. 
HĐ 2: 
Hình thành kiến thức về cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
(25 phút)
KHTN.1.1.2
KHTN.1.2.3
KHTN.1.3
T.C.1.1
GT.1.1
TT 1.1
TN 1.1
- Quan sát hình 42. 1 để nhận ra đặc điểm của cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
- Chia các mẫu vật đem đến lớp thành hai nhóm cây. 
- HS trình bày được các đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây trên mẫu vật. 
- HS chỉ ra được dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất để phân biết 2 lớp.
- Dạy học trực quan
.
- Dạy học trực quan
- Dạy học trực quan
- Kĩ thuật động não - công não. 
- Đánh giá thông qua phiếu học tập.
- HS đánh giá 
- HS đánh giá.
- HS đánh giá 
HĐ 3: Vận dụng.
(10 phút)
KHTN.3.1.1
KHTN.3.1.2
KHTN.3.1.3
- Phân biệt giữa lớp hai lá mầm và lớp 1 lá mầm.
- Nhận ra và giải thích được một số loài thực vật trong tự nhiên thuộc nhóm cây nào? 
- Sưu tầm, nêu rõ đặc điểm và phân loại được các cơ quan của cây hai lá mầm và cây một lá mầm. 
- Tự đề ra các biện pháp bảo vệ đa dạng các loài thực vật.
- Giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật công não.
- Kĩ thuật công não: qua sưu tầm các mẫu vật hoa, lá của 2 nhóm cây.
- Kĩ thuật công não, trực quan: qua slides các hình ảnh.
- HS đánh giá, qua bài tập trắc nghiệm.
- HS đánh giá.
- HS đánh giá.
- HS, GV đánh giá
HĐ 4: 
Tìm tòi mở rộng.
(5 phút)
 Mở rộng sự hiểu của HS trong thực tế
- Giải thích một số trường hợp đặc biệt, GV đưa ra mẫu vật:
+ Lá keo (Có gân hình cung)
+ Cây có thân đặc biệt: tre, luồng, nứa. 
- Giải quyết vấn đề 
- Kĩ thuật công não.
- HS đánh giá 
- GV đánh giá
B. Hoạt động học: 
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
1.Mục tiêu. 
- Nhắc lại được các loại rễ, các kiểu gân lá. 
- Biết được vấn đề cần khám phá, tìm hiểu trong bài học.
- KHTN 1.1.1, - GT.1.1, - TN 1.1
2. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn?
+ GV yêu cầu học sinh quan sát slide 1 số kiểu rễ, kiểu gân lá các cây.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm làm hai đội chơi, 2 nhóm còn lại làm khán giả, trọng tài.
- HS chia thành 4 nhóm, quan sát để nhắc lại các kiến thức về các loại gân lá, các loại rễ.
+ Hai nhóm HS ra làm thành 2 đội chơi: lần lượt lên ghi các thông tin vào bảng.
- GV treo bảng phụ, tổ chức cho HS chơi, nhận xét tinh thần của các đội chơi. 
- GV đặt vấn đề: các cây hạt kín rất khác nhau cả về cơ quan sinh dưỡng lẫn cơ quan sinh sản. Để phân biệt các cây hạt kín với nhau, các nhà khoa học đã chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn, đó là lớp, họ Thực vật hạt kín gồm hai lớp: lớp hai lá mầm và lớp 1 lá mầm. Mỗi lớp có những nét đặc trưng riêng. Vậy, dựa vào những thông tin này (thông tin trong bảng phụ) và các thông tin khác, hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu các đặc điểm để phân chia cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm thông qua bài 42 – Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm. 
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ CÂY HAI LÁ MẦM VÀ CÂY MỘT LÁ MẦM. (25 phút)
1.Mục tiêu. KHTN.1.1; KHTN.1.2; KHTN.1.3; T.C.1.1; GT.1.1;
TT 1.1; TN 1.1.
2. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
( Hoạt động nhóm)
Bước 1: Giao nhiệm vụ.(3 phút)
- Giáo viên: Chia lớp thành 4 nhóm.
- Giáo viên: Yêu cầu HS quan sát hình 42. 1 (Chiếu slide 2), kết hợp quan sát mẫu vật cây dừa cạn, cây rẻ quạt, hoàn thành nội dung phiếu học tập 1
- Học sinh: Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho 1 thành viên trong nhóm lên lấy mẫu vật, phiếu và phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm khi thảo luận.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.(8 ph)
- Yêu cầu 1: Thảo luận nhóm hoàn thành PHT1
+ GV Chiếu slide PHT 1, hướng dẫn HS cách hoàn thành phiếu, Chiếu slide hình ảnh cây dừa cạn, cây rẻ quạt, yêu cầu HS kết hợp quan sát mẫu vật để thảo luận nhóm ( 3 phút).
+ Học sinh: Quan sát hình 42.1, kết hợp quan sát mẫu vật, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 1.
+ Hết thời gian thảo luận các nhóm lên dán kết quả, GV cho 1 nhóm trình bày, nêu rõ 4 đặc điểm của 2 cây. 
- Yêu cầu 2: Thảo luận nhóm hoàn thành PHT2
+ GV Chiếu slide PHT 2, hướng dẫn HS cách hoàn thành phiếu, Chiếu slide hình ảnh các đặc điểm của cây hai lá mầm và cây một lá mầm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh thảo luận nhóm (2 phút).
+ Học sinh: Quan sát hình thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 2.
+ Hết thời gian thảo luận các nhóm lên điền thêm kết quả vào PHT 1 đã chỉnh thành PHT2, GV cho 1 nhóm trình bày, nêu rõ 5 đặc điểm của 2 loại cây.
- Yêu cầu 3: HS phân chia các mẫu vật (các loại cây giống nhau ở các nhóm) thành 2 nhóm cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
+ GV yêu cầu các nhóm lên nhận mẫu vật, thảo luận để phân chia trong vòng (3 phút).
+ HS quan sát các mẫu vật đem đến lớp của mỗi nhóm, dựa trên các đặc điểm đã làm trong PHT2 để phân chia mẫu vật thành hai nhóm cây.
- Giáo viên: Theo dõi và giúp đỡ những nhóm chưa biết cách phân chia nhóm cây (chú ý: phân chia dựa trên các đặc điểm nào). 
Bước 3: Báo cáo kết quả.(6 phút)
- Với Yêu cầu 1: ( 1 phút)
+ Giáo viên cho đại diện 4 nhóm lên dán kết quả, đại diện 1 nhóm trình bày.
+ HS các nhóm khác theo dõi, đối chiếu với bài làm của nhóm mình để nhận xét, bổ sung.
 + GV dẫn dắt: đây mới là các đặc điểm phân biệt cây dừa cạn với cây rẻ quạt, chỉ là một đại diện của cây hai lá mầm và cây 1 lá mầm, mà cây hai lá mầm và cây một lá mầm còn rất nhiều loài cây khác, vậy giữa cây hai lá mầm và cây 1 lá mầm có những gì khác nhau?- chuyển sang yêu cầu 2.
- Với Yêu cầu 2: ( 2 phút)
+ GV chuyển PHT1 thành PHT2, chiếu slide đặc điểm của các cây Hai lá mầm và các cây Một lá mầm, yêu cầu HS lên điền thêm các đặc điểm để phân biệt.
+ Các nhóm HS quan sát thảo luận, hoàn thành vào phiếu học tập nhỏ. 
+ Đại diện các nhóm HS lên bổ sung thêm các đặc điểm.
+ GV cho 1 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Với yêu cầu 3: (3 phút)
+ GV kê sẵn bàn để mẫu vật phía trên, có biển ghi rõ nhóm cây Một lá mầm, nhóm cây Hai lá mầm. Sau khi thảo luận xong, GV mời 1 nhóm cầm các mẫu vật lên để riêng trên bàn trước lớp, trình bày kết quả phân nhóm các cây mang đến lớp.
+ Đại diện 1 nhóm HS lên trình bày kết quả phân chia, HS cầm từng cây nêu tên và chỉ rõ các đặc điểm của cây mà nhóm đã dựa vào để phân chia chúng.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có ý kiến khác). 
+ GV quan sát, nếu các nhóm đã trình bày đúng thì tuyên dương, còn nếu các nhóm vẫn có sự nhầm lẫn ở cây nào đó thì hỏi lại với cây đó. 
Bước 4. Phương án đánh giá.( 3 phút)
- Với yêu cầu 1, 2: 
+ Giáo viên: Cho HS nhận xét, đánh giá nhóm khác thông qua kết quả PHT 1, 2. Riêng ở PHT 2, GV có sẵn bảng chuẩn kiến thức để HS ghi nhớ thông tin.
+ HS tự đánh giá lẫn nhau thông qua kết quả thảo luận ở các nhóm được thể hiện trong PHT. 
- Với yêu cầu 3:
+ HS các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên nhận xét: Sự chuẩn bị mẫu vật, tinh thần thái độ làm việc và kết quả các nhóm ( lưu ý tính sáng tạo trong trình bày của học sinh- có thể vẽ hình, hoặc mô phỏng..) 
- Giáo viên: trong các đặc điểm trên đặc điểm nào là quan trọng nhất ?
- 1 Học sinh trả lời ?
- Học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét, chỉ rõ đặc điểm số lá mầm của phôi. Vậy lớp Hai lá mần và lớp Một lá mầm phân biệt với nhau ở những đặc điểm nào? – chuyển phần 2 SGK. 
- GV chiếu slide các đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm, hướng dẫn HS về nhà hoàn thành.
- Yêu cầu HS, quan sát hình 42.2, các cây xung quanh để phân chia chúng vào lớp cây nào.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục: “ Em có biết?” nhấn mạnh: Ta đã biết thực vật Hạt kín rất đa dạng, trong thiên nhiên có thể gặp những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: có cây hoa không cánh hoặc ngược lại rất nhiều cánh, lá của một vài cây Hai lá mầm có khi có gân chính xếp hình cung, Trong những trường hợp này, để nhận biết cây thuộc lớp nào cần phải dựa vào nhiều đặc điểm khác nhau chứ không phái chỉ dựa vào một đặc điểm nào đó.
1.Cây hai lá mầm và cây một lá mầm.
* Cây hai lá mầm:
- Phôi của hạt có hai lá mầm.
- Kiểu rễ: rễ cọc
- Kiểu gân lá: hình mạng
- Số cánh hoa: 4 hoặc 5 
- Thân: Đa dạng
- ví dụ: cam, lạc, đậu 
* Cây một lá mầm:
- Phôi của hạt có một lá mầm.
- Kiểu rễ: rễ chùm
- Kiểu gân lá: song song hoặc hình cung
- Số cánh hoa: 3 hoặc 6 
- Thân: cỏ
- Ví dụ: lúa, ngô, hoa lan 
2. Đặc điểm phân biệt lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
( Hướng dẫn HS tự học)
Hoạt động 3, 4: VẬN DỤNG- MỞ RỘNG (15 phút)
1.Mục tiêu. KHTN.3.1.1; KHTN.3.1.2; KHTN.3.1.3
2. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
- Phân biệt giữa lớp hai lá mầm và lớp 1 lá mầm: GV chiếu slide bài tập trắc nghiệm- HS làm việc cá nhân, lựa chọn câu trả lời đúng.
- Nhận ra và giải thích được một số loài thực vật trong tự nhiên thuộc nhóm cây nào?
+ GV lấy một cây bất kỳ để HS xếp vào nhóm cây nào, dựa vào những đặc điểm nào.
+ HS làm việc cá nhân, lấy ví dụ và nêu rõ đặc điểm để phân chia chúng vào mỗi nhóm.
+ GV đưa ra mẫu vật lá keo, mời một bạn cho biết cây keo thuộc lớp nào? (keo thuộc lớp hai lá mần: vì phôi của hạt có 2 lá mầm, rễ cọc, thân gỗ, nhưng gân lá lại là gân hình cung).
+ GV lấy ví dụ các cây có thân đặc biệt: luồng, tre, nứa thuộc lớp Một lá mầm.
- Sưu tầm, nêu rõ đặc điểm và phân loại được các cơ quan của cây hai lá mầm và cây một lá mầm. 
+ GV mời 1 em HS lên giới thiệu cặp ép mẫu vật, các thông tin ghi trong mẫu vật, hướng dẫn cách làm cho các bạn.
- Tự đề ra các biện pháp bảo vệ đa dạng các loài thực vật:
+ GV yêu cầu 1 HS báo cáo phần chuẩn bị trước về thực trạng rừng và các biện pháp bảo vệ rừng ở địa phương.
+ Một HS báo cáo, hô to khẩu hiệu: Hãy chung tay bảo vệ rừng!
+ GV nhận xét tinh thần học tập của cả lớp, dặn HS về nhà học bài, sưu tầm mẫu vật và xem trước bài 43 “Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật.”
- Bài tập 
- Ví dụ
- Cặp ép mẫu vật.
3. Sản phẩm học tập: (Dự kiến)
3.1. Đáp án phần khởi động
Cây hình 1 có kiểu rễ cọc
Cây hình 2 có kiểu rễ chùm
Cây hình 3 có kiểu gân lá hình mạng
Cây hình 4 có kiểu gân lá hình cung
Cây hình 5 có kiểu gân lá song song
3.2. Đáp án PHT1
Đặc điểm
Cây dừa cạn
Cây rẻ quạt
Kiểu rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Kiểu gân lá
Hình mạng
Song song 
Số cánh hoa
5 
6
Kiểu thân
Thân cỏ
Thân cỏ
3.3. Đáp án PHT2
Đặc điểm
Cây Hai lá mầm
Cây Một lá mầm 
Kiểu rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Kiểu gân lá
Hình mạng
Song song và hình cung
Số cánh hoa
5 hoặc 4
6 hoặc 3
Kiểu thân
Đa dạng (gỗ, cỏ, leo, bò..)
Thân cỏ, thân cột
Số lá mầm của phôi
2
	1
3.4. Đáp án các câu trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
b
C
c
d
4. Phương án đánh giá:
	- Kết quả phân chia nhóm cây.
	- Kết quả phiếu học tập.
	- Câu trả lời của học sinh.
	- Cách trình bày
	- Tinh thần làm việc.
IV. Hồ sơ dạy học:
A. Nội dung dạy học cốt lõi:
Các cây hạt kín được chia thành hai lớp: lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm. Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi. Ngoài ra còn nhận biết nhờ những dấu hiệu bên ngoài như: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân
B. Các hồ sơ khác:
1. Nội dung bảng phụ ( Phần khởi động)
Quan sát hình hoàn thành thông tin vào chỗ trống trong các câu sau:
Cây hình 1 có kiểu rễ 
Cây hình 2 có kiểu rễ 
Cây hình 3 có kiểu gân lá 
Cây hình 4 có kiểu gân lá 
Cây hình 5 có kiểu gân lá 
2. Phiếu học tập 1: (Nhóm) Căn cứ vào đặc điểm của lá, rễ, thân, số cánh hoa, mà em có thể nhận ra được từ hình vẽ, mẫu vật, hãy phân biệt cây dừa cạn (cây hai lá mầm) và cây rẻ quạt (cây một lá mầm) theo mẫu sau:
Đặc điểm
Cây dừa cạn
Cây rẻ quạt
Kiểu rễ
Kiểu gân lá
Số cánh hoa
Kiểu thân
3. Phiếu học tập 2: (Nhóm) Căn cứ vào đặc điểm của rễ, thân, số cánh hoa, số lá mầm của phôi mà em có thể nhận ra được từ hình hãy phân biệt cây hai lá mầm và cây một lá mầm theo mẫu sau:
Đặc điểm
Cây Hai lá mầm
Cây Một lá mầm
Kiểu rễ
Kiểu gân lá
Số cánh hoa
Kiểu thân
Số lá mầm của phôi
4. Bài tập trắc nghiệm:
Bài tập 1: Nhóm cây nào sau đây thuộc loại cây một lá mầm
a.Cây mít, cây hành, cây rẻ quạt, cây lạc, cây kê
 b.Cây rẻ quạt, cây ngô, cây tỏi tây, cây dừa, cây hành
 c.Cây xoài, cây bưởi, cây lạc ,cây hành, cây mít
 d.Cây bưởi, cây ngô, cây táo ,cây cam, cây hành
Bài tập 2: Nhóm cây nào sau đây thuộc loại cây hai lá mầm
a.Cây đào, cây nhãn,cây hành, cây xoài, cây cam
 b.Cây xoài, cây bưởi, cây tỏi tây, cây cam
 c. Cây cam, cây lạc, cây mít, cây xoài, cây bưởi
 d.Cây ngô, cây lạc, cây táo, cây kê, cây xoài
Bài tập 3: Cây hai lá mầm có đặc điểm:
 a.Rễ chùm, gân hình mạng, hoa 5 cánh, thân đa dạng
 b.Rễ cọc, gân song song, hoa 6 cánh, thân đa dạng
 c.Rễ cọc, gân hình mạng, hoa 5 cánh,thân đa dạng
 d.Rễ cọc, gân hình mạng, hoa 6 cánh, thân đa dạng
Bài tập 4: Cây một lá mầm có đặc điểm:
 a.Rễ chùm,gân hình mạng,hoa 6 cánh, thân cỏ và thân cột
 b.Rễ cọc, gân song song và hình cung, hoa 6 cánh, thân cỏ và thân cột
 c. Rễ chùm,gân hình mạng,hoa 5 cánh, thân đa dạng 
 d. Rễ chùm, gân song song và hình cung, hoa 6 cánh, thân cỏ và thân cột
5. Bài tập hướng dẫn phần tự học (Mục 2- SGK)
Thực vật hạt kín
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
Số lá mầm của phôi: ..
Số lá mầm của phôi: .
Rễ: ..
Rễ: .
Gân lá: 
Gân lá: 
Số cánh hoa: 
Số cánh hoa: 
Dạng thân: .
Dạng thân: .
6. Các slide hình ảnh (Phần powerpoint)
V. Tiêu chí đánh giá:
Tiêu chí
Mức độ điểm đáp ứng tiêu chí
Điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức độ tham gia hđ nhóm
(2 điểm)
Ngồi quan sát các bạn thực hiện
 (1 đ)
Có tham gia nhưng chưa tích cực 
(1,5 đ)
Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực 
(2 đ)
Đóng góp ý kiến
(3 điểm)
Chỉ nghe ý kiến
(1 đ)
Có ý kiến
( 2 đ)
Có nhiều ý kiến và ý tưởng
(3 đ)
Tiếp thu, trao đổi ý kiến
(5 điểm)
Lắng nghe
(3 đ)
Có lắng nghe, phản hồi
( 4 đ)
Lắng nghe ý kiến của các thành viên khác, phản hổi và tiếp thu ý kiến hiệu quả
( 5 đ)
Tổng điểm và yêu cầu của GV
	Văn Nho, Ngày.... tháng 3 năm 2021
	GV thực hiện:
	Hà Trung Dũng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_49_bai_42_lop_hai_la_mam_va_lop.doc