Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 6 - Tiết 13+14, Bài 7: Thời trang cho vật nuôi - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Thị Thanh Nhàn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm của trang phục cho vật nuôi
- Biết cách xây dựng ý tưởng và tạo hình được trang phục phù hợp cho vật nuôi
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. Biết yêu quý, bảo vệ các loại động vật
2. Năng lực
* Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau:
2.1 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết và chuẩn bị đồ dùng, vật liệu sưu tầm để học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra được vẻ đẹp của sáng tạo thời triển về các nội dung bài học. trang cho vật nuôi thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và màu sắc.
2.2. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả hình dáng và màu sắc theo cảm nhận.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Hiểu được đặc điểm của trang phục cho vật nuôi.
+ Biết cách xây dựng ý tưởng và tạo hình được trang phục phù hợp cho vật nuôi.
+ Phân biệt, chọn lựa được một số loại hoa, lá, nguyên vật liệu,. có hình dáng đẹp và sử dụng trong sáng tạo thời trang.
+ Thực hành sáng tạo thời trang cho vật nuôi và hiểu được ý nghĩa, giá trị sản phẩm của mình.
+ Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. Biết yêu quý, bảo vệ các loài động vật
3. Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên, yêu con vật, thích cái đẹp trong sáng tạo thời trang cho vật nuôi.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập, sáng tạo.
- Trung thực trong nhận xét, chia sẻ, thảo luận, không tự tiện sử dụng hoạ phẩm, ý tưởng,. của bạn.
- Biết giữ gìn và phát huy các giá trị thẩm mĩ trong thời trang cho vật nuôi yêu thích.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK Mĩ thuật 6, KH bài dạy, máy tính, một số vật liệu và hình ảnh minh hoạ thời trang cho vật nuôi; bài vẽ có nội dung về thời trang cho vật nuôi,.
2. Học sinh
- SGK Mĩ thuật 6, Vở thực hành Mĩ thuật 6; giấy vẽ; màu vẽ; các sản phẩm, hoa lá;
giấy, vải đã qua sử dụng; tranh ảnh sưu tầm về thời trang cho vật nuôi. (tuỳ theo điều kiện vùng miền, theo mùa, GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị.
- HS sử dụng điện thoại hoặc máy tính, tài khoản Ms Teams để học tập.
Tuần 13 - Tiết 13 Ngày soạn: . Ngày soạn: ./ ../ 2021 Ngày dạy: .. Ngày dạy: ./ ../ 2021 Bài 7: THỜI TRANG CHO VẬT NUÔI (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được đặc điểm của trang phục cho vật nuôi - Biết cách xây dựng ý tưởng và tạo hình được trang phục phù hợp cho vật nuôi - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. Biết yêu quý, bảo vệ các loại động vật 2. Năng lực * Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các năng lực sau: 2.1 Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết và chuẩn bị đồ dùng, vật liệu sưu tầm để học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận, nhận xét, phát - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra được vẻ đẹp của sáng tạo thời triển về các nội dung bài học. trang cho vật nuôi thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và màu sắc. 2.2. Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng được ngôn ngữ diễn tả hình dáng và màu sắc theo cảm nhận. - Năng lực mĩ thuật: + Hiểu được đặc điểm của trang phục cho vật nuôi. + Biết cách xây dựng ý tưởng và tạo hình được trang phục phù hợp cho vật nuôi. + Phân biệt, chọn lựa được một số loại hoa, lá, nguyên vật liệu,... có hình dáng đẹp và sử dụng trong sáng tạo thời trang. + Thực hành sáng tạo thời trang cho vật nuôi và hiểu được ý nghĩa, giá trị sản phẩm của mình. + Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm. Biết yêu quý, bảo vệ các loài động vật 3. Phẩm chất - Yêu thiên nhiên, yêu con vật, thích cái đẹp trong sáng tạo thời trang cho vật nuôi. - Chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập, sáng tạo. - Trung thực trong nhận xét, chia sẻ, thảo luận, không tự tiện sử dụng hoạ phẩm, ý tưởng,... của bạn. - Biết giữ gìn và phát huy các giá trị thẩm mĩ trong thời trang cho vật nuôi yêu thích. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - SGK Mĩ thuật 6, KH bài dạy, máy tính, một số vật liệu và hình ảnh minh hoạ thời trang cho vật nuôi; bài vẽ có nội dung về thời trang cho vật nuôi,... 2. Học sinh - SGK Mĩ thuật 6, Vở thực hành Mĩ thuật 6; giấy vẽ; màu vẽ; các sản phẩm, hoa lá; giấy, vải đã qua sử dụng; tranh ảnh sưu tầm về thời trang cho vật nuôi... (tuỳ theo điều kiện vùng miền, theo mùa, GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị. - HS sử dụng điện thoại hoặc máy tính, tài khoản Ms Teams để học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (2 - 3 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp - Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị 2. Bài mới 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 - 7 phút) a) GV giao nhiệm vụ làm bài tập ở nhà (thông qua hệ thống quản lí học tập) - GV giao cho HS làm bài tập trên trang Padlet và yêu cầu HS hoàn thành chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. Nội dung câu hỏi như sau: - Quan sát hình ảnh trong SGK trang 29 và trả lời các câu hỏi: ? Đặc điểm về hình dáng, màu sắc, chất liệu của trang phục vật nuôi. ? Thiết kế thời trang cho vật nuôi như thế nào? ? Chia sẻ ý tưởng mới về bài học. - GV hướng dẫn gợi ý cách chia sẻ ý tưởng mới cho bài học. b) HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và báo cáo kết quả: - HS hoàn thành các câu hỏi và nộp lên trang Padlet theo link GV gửi, GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. (Thực hiện trực tuyến trên lớp) - GV xem xét sản phẩm của HS, hướng dẫn, phân tích cho học sinh các câu trả lời chưa đúng hoặc những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. - Giới thiệu nội dung bài học và cho HS xem video hoặc hình ảnh về một số thiết kế thời trang cho vật nuôi, GV đề cập đến sự khéo tay và khuyến khích HS tạo tâm thế hứng thú cho giờ học. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, báo cáo và đánh giá kết quả. - GV đặt vấn đề: Thời trang là những sản phẩm thiết kế quần áo, giày dép, phụ kiện. Thiết kế thời trang cũng là cách thể hiện sự quan tâm, yêu quý các loài động vật. Để biết cách thiết kế thời trang cho các loài động vật yêu quý, chúng ta cùng tìm hiểu bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (8 - 10 phút) a) Mục tiêu: HS nhận biết thời trang của vật nuôi b) Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và đặt các câu hỏi có liên quan đến hình ảnh trong SGK c) Sản phẩm: trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảo luận của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS tổ chức hoạt động. - HS thực hiện hoạt động học tập, tương tác với ĐD, tranh, ảnh, tư liệu về thời trang cho vật nuôi. - HS trình bày kết quả tìm hiểu. *Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát hình ảnh và đặt các câu hỏi có liên quan đến hình ảnh trong SGK: + Nhận xét hình dáng, màu sắc, chất liệu của trang phục vật nuôi. + Nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau của các sản phẩm thời trang (Ví dụ: màu sắc, cách trang trí, mục đích sử dụng, chất liệu, kích thước thay đổi theo từng đối tượng). *Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu, ghi chép phần tìm hiểu theo các câu hỏi gợi ý. - GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. *Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. - GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu, các HS khác nhận xét, lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. *Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV bổ sung thêm: + Thời trang cho vật nuôi rất phong phú và đa dạng. + Thiết kế thời trang cho vật nuôi yêu thích của mình, không chỉ giúp các em có ý thức biết chăm sóc vật nuôi, mà còn phát triển tư duy sáng tạo trong học tập và đời sống. + Thông thường, bộ lông dày dặn của chó mèo vốn có khả năng giữ ấm nhưng với thời tiết giá lạnh, chúng thường có biểu hiện lười vận động, đuôi cụp xuống. Đặc biệt, với trâu bò ở vùng núi, chúng còn có thể bị mắc bệnh. Vật nuôi, gia súc, gia cầm cần được bảo vệ trước ảnh hưởng của thời tiết. Vì vậy, thời trang dành cho vật nuôi gia đình không những giúp chúng trở nên đáng yêu hơn mà còn giúp chúng giữ ấm, tránh được các bệnh trong mùa đông giá rét. + Thời trang cho vật nuôi thể hiện sự quan tâm đúng mực của con người đến vật nuôi, còn làm giàu cho đời sống tinh thần vì vật nuôi luôn được xem như người bạn tốt, như một thành viên trong mỗi gia đình. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (20 - 23 phút) a) Mục tiêu: HS trình bày được ý tưởng cho bài thực hành, lựa chọn được nội dung phù hợp các thiết kế thời trang cho vật nuôi; trưng bày, giới thiệu và nêu được cảm nhận về sản phẩm. b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm, tổ chức cho HS thực hành, hướng dẫn trưng bày, chia sẻ và nhận xét về tranh vẽ. - GV giới thiệu hình gợi ý các bước tìm ý tưởng cho sản phẩm. - GV minh hoạ lên bảng và hướng dẫn cụ thể từng bước cho HS nắm rõ cách thiết kế. c) Sản phẩm: Ý tưởng của sản phẩm, thông tin chia sẻ về sản phẩm, ý kiến trao đổi nhóm, thảo luận, nhận xét. d) Tổ chức thực hiện: *GV giao nhiệm vụ làm bài tập ở nhà thông qua hệ thống quản lí học tập - GV giao cho HS làm bài tập trên trang Padlet và yêu cầu HS hoàn thành chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. Nội dung nhiệm vụ như sau: Nhiệm vụ 1: Tìm ý tưởng + Xác định chủ đề tạo hình thời trang cho vật nuôi. + Chọn mẫu thời trang phù hợp. + Xác định phương pháp thực hành. - GV định hướng cho HS chọn nguyên liệu trong bài: + Sử dụng giấy để vẽ. + Sử dụng chất liệu vải: chọn vật liệu thiết kế thời trang cho con vật hay thú nhồi bông. (kèm video hướng dẫn cách làm) - Bước 1: Lựa chọn đề tài, đối tượng để tạo thời trang (chống rét cho chó, mèo ) - Bước 2: Vẽ phác bố cục chung, xác định xác định chất liệu: + Dựa vào các đối tượng đã chọn để vẽ các hình ảnh cụ thể. + Lựa chọn nguyên vật liệu, sắp xếp các hình ảnh, làm nổi bật ý tưởng. + Thời trang cần có sự sáng tạo, thay đổi, thống nhất để thể hiện nội dung. - Bước 3: Tạo và hoàn thiện sản phẩm Nhiệm vụ 2: Luyện tập và trưng bày sản phẩm (Thực hiện trực tuyến trên lớp) - GV yêu cầu mỗi HS tạo sản phẩm thời trang cho vật nuôi bằng cách tận dụng quần áo cũ, vải thừa (GV hướng dẫn HS cách may, đo: đo vòng cổ, ngực hoặc bụng, chiều dài lưng con vật; may thêm đường diềm để trang trí; lấy quần áo cũ không sử dụng và khoét lỗ) (Hết tiết 1 GV nhắc nhở HS bảo quản bài của mình cẩn thận để tiết 2 các em hoàn thiện) * GV dặn dò HS: - Xem lại bài học ở SGK Mĩ thuật 6 - Hoàn thành phần nội dung bài tập về nhà theo hướng dẫn của GV. - Chuẩn bị đầy đủ ĐDHT cho giờ học sau: Thời trang cho vật nuôi (tiết 2) Ký duyệt Ngày tháng năm Tuần 14 - Tiết 14 Ngày soạn: . Ngày soạn: ./ ../ 2021 Ngày dạy: .. Ngày dạy: ./ ../ 2021 Bài 7: THỜI TRANG CHO VẬT NUÔI (Tiết 2) I. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - SGK Mĩ thuật 6, KH bài dạy, máy tính, một số vật liệu và hình ảnh minh hoạ thời trang cho vật nuôi; bài vẽ có nội dung về thời trang cho vật nuôi,... 2. Học sinh - SGK Mĩ thuật 6, Vở thực hành Mĩ thuật 6; giấy vẽ; màu vẽ; các sản phẩm, hoa lá; giấy, vải đã qua sử dụng; tranh ảnh sưu tầm về thời trang cho vật nuôi... (tuỳ theo điều kiện vùng miền, theo mùa, GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị. - HS sử dụng điện thoại hoặc máy tính, tài khoản Ms Teams để học tập. (Thực hiện trực tuyến trên lớp) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (8 - 10 phút) - Kiểm tra sĩ số lớp - Kiểm tra phần chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ về nhà của HS qua hệ thống phần mềm học tập. 2. Hoạt động 3: Luyện tập (23 - 25 phút) Nhiệm vụ 2: Luyện tập và trưng bày sản phẩm - GV yêu cầu mỗi HS tạo sản phẩm thời trang cho vật nuôi bằng cách tận dụng quần áo cũ, vải thừa (GV hướng dẫn HS cách may, đo: đo vòng cổ, ngực hoặc bụng, chiều dài lưng con vật; may thêm đường diềm để trang trí; lấy quần áo cũ không sử dụng và khoét lỗ) - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét, đánh giá theo gợi ý: + Cách khai thác và thể hiện nội dung. + Cách chọn chất liệu, trang trí, màu. + Điểm sáng tạo của sản phẩm. + Em thích phần trang trí nào nhất, vì sao? + Hãy góp ý cho sản phẩm của bạn. Nhiệm vụ 3: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện bài vẽ tranh - GV theo dõi, hỗ trợ HS làm bài cách yêu cầu HS bật camera trong quá trình thực hành Nhiệm vụ 4: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm lên bảng hoặc xung quanh lớp để HS giới thiệu, chia sẻ về bức bức của mình về: nội dung, hình thức và lựa chọn bức tranh em yêu thích. - HS trưng bày sản phẩm, nhận xét và đánh giá theo các gợi ý của GV - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Nhiệm vụ 5: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 - 7 phút) a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết sử dụng một số kiến thức đã học để nhận biết một số tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật trong cuộc sống. - HS nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS tìm ý tưởng để ứng dụng vào bài học cuộc sống. - Nhận xét sản phẩm của HS, chọn một số sản phẩm đã hoàn thiện hoặc gần hoàn thiện và gợi ý cho HS tự nhận xét sản phẩm của bạn, đánh giá theo ý của mình. - GV nhận xét ưu, nhược điểm; tuyên dương, khuyến khích những HS hoặc nhóm có sản phẩm đẹp, ngộ nghĩnh... động viên những HS có sản phẩm chưa tốt - Gợi mở để HS chia sẻ điều đã học được về nội dung bài. c) Sản phẩm: - HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình. - Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm và nêu ý tưởng vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống d) Tổ chức thực hiện: - GV trao đổi với HS về dự định của các em khi học xong bài học này và gợi mở HS chia sẻ ý tưởng đóng góp bảo vệ môi trường, vật nuôi của mình. - GV hướng dẫn HS ứng dụng kiến thức bài học vào cuộc sống: Em hãy tham khảo một số cách trang trí thời trang cho vật nuôi chiếu trên màn hình để vận dụng vào việc thiết kế thời trang cho vật nuôi. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện yêu cầu. - GV nhận xét, đánh giá, hệ thống kiến thức bài học: + Thời trang cho vật nuôi được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, kiểu dáng phong phú, đa dạng. + Có thể dùng vải đã có sẵn hình trang trí cho phù hợp. + Thiết kế một sản phẩm thời trang cũng là một cách thể hiện thẩm mĩ của mình. * Dặn dò: - Hoàn thành bài nếu trên lớp chưa làm xong. - Xem trước bài 8, SGK Mĩ thuật 6. - GV giao nhiệm vụ làm bài tập ở nhà (thông qua hệ thống quản lí học tập) - Chuẩn bị đầy đủ ĐDHT cho giờ học sau; Bài 8: Vẽ mẫu có dạng khối cầu. Ký duyệt: Ngày tháng năm 2021
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_mi_thuat_6_tiet_1314_bai_7_thoi_trang_cho_v.doc