Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 11 - Phạm Văn Tuấn

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 11 - Phạm Văn Tuấn

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nhận biết được dấu hiệu của một số loại thiên tai.

- Nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.

- Xác định được những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi có bão, dông sét, lũ lụt, sạt lở đất xảy ra.

- Rèn sự tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng lắng nghe tích cực, phát triển phẩm chất trách nhiệm.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học

- Năng lực đặc thù: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau; Biết xử lý tình huống ứng phó với thiên tai.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên môi trường, tích cực bảo vệ môi trường sống.

- Trách nhiệm: Rèn luyện ứng phó tự bảo vệ khi gặp thiên tai, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- Một số tranh ảnh, video clip về tác hại thiên tai gây ra và cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- Câu hỏi về thiên tai, cách ứng phó thiên tai để chơi trò chơi; bài tập xử lý tình huống ứng phó với thiên tai.

2. Học sinh

- Tìm hiểu trước về các loại thiên tai bão, dông sét, lũ lụt, sạt lở đất và cách ứng phó với thiên tai.

 

docx 21 trang Hà Thu 28/05/2022 2890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 11 - Phạm Văn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SƠN DƯƠNG
 TRƯỜNG THCS TAM ĐA
Họ và tên: Phạm Văn Tuấn
Mail: Phamvantuandt80@gmail.com
ĐT: 0977763218
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HĐTNHN LỚP 6
Ngày giảng: / /2021
TUẦN 11
CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN
Tiết 1:
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
(THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN)
MỤC TIÊU
Kiến thức
- Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
Có những hiểu biết cơ bán về an toàn khi tham gia giao thông;
Tuân thú pháp luật giao thông đế tự bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông;
Năng lực:
Năng lực chung:
	+Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng:
	+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn kĩ năng thiết kế, tổ chức hoạt động, hợp tác, làm việc nhóm;
Phấm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, nhân ái.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối vói TPT, BGH và GV
Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
Luật Giao thông đường bộ, các biển báo giao thông;
Kịch bản chương trình hoạt động;
Phân công HS khối lớp 6 chuẩn bị tranh vẽ.
Đối vói HS:
Lớp trực tuần chuẩn bị tiết mục văn nghệ về chủ để Tham gia giao thông an toàn;
Lớp trực tuần dẫn chương trình hoạt động;
HS toàn trường thuộc các biển báo giao thông, tìm hiểu pháp luật giao thông;
Mồi lớp 6 chuẩn bị 2 - 3 tranh vẽ mô tả các hình ảnh liên quan đến pháp luật giao thông để thực hiện trò chơi “Đuổi hình bát chữ” Ví dụ: Tranh vẽ xe máy, chai bia/ rượu; 3 người và xe máy; đường có dải phân cách; đường có cầu đi bộ; xe máy, mũ bảo hiểm; đường tàu; đường có biển báo cấm đi ngược chiều; cột đèn tín hiệu đỏ, vàng, xanh; trái bóng giữa lòng đường; HS đeo khăn quàng đỏ và xe máy; xe máy và điện thoại; tàu, thuyền và áo phao; trời nắng và dòng sông,... (tranh vè sao cho khi đưa ra, toàn trường phải hiểu và nêu được hành vi nên thực hiện/ không nên thực hiện khi tham gia giao thông). Đe tránh trùng lặp, TPT cần phân công cụ thể từng nội dung cho các lớp.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
Sản phẩm: Thái độ của HS
Tổ chức thực hiện:
-GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
2. HÌNH THÀNH KIÉN THỨC:
Hoạt động 1: Chào cò’
Mục tiêu: HS hiều được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mồi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triền.
Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
Tổ chức thực hiện:
HS điều khiển lễ chào cờ.
Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Trò choi “ Đuổi hình bắt chữ”
Mục tiêu:
Có những hiểu biết cơ bản về an toàn khi tham gia giao thông và có ý thức tuân thủ pháp luật giao thông để tự bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông;
Tích cực tham gia trò chơi về an toàn giao thông.
Nội dungỉtổ chức tro chơi “ đuổi hình bắt chữ”
Sản phẩm: HS tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
- HS lớp trực tuần dần chương trình:
Tuyên bố lí do, đề dẫn về tình hình giao thông và việc thực hiện an toàn giao thông của HS.
Phổ biến luật chơi: HS các lớp khối 6 đã chuẩn bị tranh vẽ lần lượt đưa ra các bức tranh về giao thông, toàn trường nêu ý kiến nên thực hiện/ không nên thực hiện khi tham gia giao thông.
Mời lần lượt các lớp 6 giới thiệu các tranh. Ví dụ:
+ Lóp 6A1 giới thiệu tranh vẽ xe máy và chai rượu và mời các bạn nêu đáp án. Sau đó lóp 6A1 đưa ra đáp án đúng: Đã uống rượu bia thì không được lái xe.
+ Lớp 6A2 giới thiệu tranh vẽ đường có dải phân cách và mời các bạn ncu đáp án. Sau đó, lớp 6A2 nêu đáp án đúng: Không được trèo qua dải phân cách đế sang đường.
+ Lóp 6A3 giới thiệu tranh vẽ mũ bảo hiểm,... Đáp án đúng: Phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe gắn máy.
+ Tranh vẽ HS quàng khăn dở và xe gắn máy,... Đáp án đúng: HS chưa đủ 16 tuổi không được điêu khiển xe gắn máy.
+ Tranh xe máy và điện thoại. Đáp án đúng: Không sử dụng điện thoại khi điểu khiển xe máy.
+ Tranh vẽ quả bóng giữa lòng đường. Đáp án đúng: Không chơi giữa lòng đường.
+ Tranh tàu, thuyền và áo phao: Khi ngồi trên tàu, thuyên phải mặc áo phao.
+...
Mời một số HS trả lời câu hỏi: Em ghi nhớ được những điểu gì qua trò chơi ngày hôm nay?
HS chia sẻ ý kiến bản thân đã thu hoạch được sau hoạt động.
GV nêu một vài tình huống yêu cầu HS giải quyết:
+ Chủ nhật ở nhà, Nam rủ em mượn xe gắn máy của bố đi chơi, em sẽ nói với bạn thế nào?
+ Bố đưa em đi học, vừa lái xe bố vừa nghe điện thoại, em nói với bố điều gì?
+ Bố chở cm đi học bằng xe máy, ra đầu ngõ em biết mình quên đội mũ bảo hiểm, gần vào giờ học, vậy em có quay lại lấy mũ bảo hiểm không?
TPT tóm tắt nội dung trò chơi và đưa ra thông điệp: HS thực hiện tốt pháp luật giao thông là bảo vệ cho chỉnh bản thân mình, giữ an toàn cho gia đình và xã hội.
Hoạt động 3: Văn nghệ về an toàn giao thông
Mục tiêu: Tự tin, hứng thú tham gia các tiết mục văn nghệ về an toàn giao thông.
Nội dung: Biểu diễn văn nghệ
Sản phẩm: HS biểu diễn
Tổ chức thực hiện:
- Lớp trực tuần giới thiệu và biếu điền các tiết mục văn nghệ về chủ đổ An toàn giao thông.
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
a. Mục tiêu: Biết được an toàn giao thông
Nội dung: Thực hiện an toàn giao thông thông qua các việc làm cụ thể.
Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
Tồ chức thực hiện:
- Yêu cầu HS:
Thường xuyên thực hiện an toàn giao thông mọi nơi mọi lúc.
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe gắn máy.
Nhắc nhở người thân và gia đình thực hiện an toàn giao thông.
KÉ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:
- Giáo viên căn cứ vào kết quả tham gia hoạt động của HS đánh giá phù hợp:
 Đánh giá bằng Bảng nhận xét:
STT
Họ và tên
Ý thức thái độ, hành vi
Nhận xét
1
Nguyễn văn A
2
Nguyễn Thị B
3
Phạm Văn C
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SƠN DƯƠNG
 TRƯỜNG THCS BÌNH YÊN
Họ và tên: Phùng Thị Dung
Mail: C2binhyen.tuyenquang@moet.edu.vn
ĐT: 0974583522
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HĐTNHN LỚP 6
Ngày giảng: / /2021
TUẦN 11
CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN
Tiết 2: 
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ: ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nhận biết được dấu hiệu của một số loại thiên tai.
- Nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai.
- Xác định được những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi có bão, dông sét, lũ lụt, sạt lở đất xảy ra.
- Rèn sự tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng lắng nghe tích cực, phát triển phẩm chất trách nhiệm.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học
- Năng lực đặc thù: Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau; Biết xử lý tình huống ứng phó với thiên tai.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên môi trường, tích cực bảo vệ môi trường sống.
- Trách nhiệm: Rèn luyện ứng phó tự bảo vệ khi gặp thiên tai, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên 
- Một số tranh ảnh, video clip về tác hại thiên tai gây ra và cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
- Câu hỏi về thiên tai, cách ứng phó thiên tai để chơi trò chơi; bài tập xử lý tình huống ứng phó với thiên tai.
2. Học sinh
- Tìm hiểu trước về các loại thiên tai bão, dông sét, lũ lụt, sạt lở đất và cách ứng phó với thiên tai.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
	a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
	b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời.
	c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
	d. Tổ chức thực hiện: 
	Nếu có điều kiện, GV cho HS xem video bài hát Cơn bão miễn Trung (sáng tác:Trương Phi Hùng). Khi kết thúc bài hát, GV nêu câu hỏi:
	- Bài hát nói về điều gì?
	- Nêu cảm nhận của em sau khi xem các hình ảnh và nghe bài hát Cơn bão miên Trung.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu dấu hiệu của một số loại thiên tai.
a. Mục tiêu:
	- Nêu được tên một số loại thiên tai đã xảy ra ở nước ta và thế giới;
	- Nêu được dấu hiệu đặc trưng của một số loại thiên tai phổ biến.
b. Nội dung: 
- HS ổn định tổ chức, quan sát các hình ảnh nhận biết đặc trưng của một số loại thiên tai, thảo luận nhóm dấu hiệu đặc trưng của một số loại thiên tai phổ biến.
c. Sản phẩm: 
- Kết quả thảo luận dấu hiệu đặc trưng của một số loại thiên tai phổ biến.
d. Tổ chức thực hiện:	
	Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
	- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS.
	- Yêu cầu các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ: Hãy vận dụng những hiểu biết đã lĩnh hội ở môn Lịch sử và Địa lí và những trải nghiệm qua quan sát thực tế, truyền hình,... để thảo luận về dấu hiệu của một số loại thiên tai theo hai gợi ý sau:
	+ Kể tên một số thiên tai mà em biết. Em có ấn tượng nhất với hiện tượng thiên tai nào?
	+ Quan sát các hình ảnh về một số loại thiên tai trong SGK, gọi tên và nêu dấu hiệu đặc trưng của các loại thiên tai đã quan sát.
	Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
	- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
	- Từng thành viên trong nhóm nêu ý kiến cá nhân. Thư kí nhóm ghi lại ý kiến của các thành viên.
	- GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
	Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
	- GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
	*Dấu hiệu của một số loại thiên tai
	- Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, dông, lốc, sét, mưa lớn lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
	- Mỗi loại thiên tai đều có dấu hiệu đặc trưng, cụ thể như sau:
	+ Bão: Gió xoáy có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật trong phạm vi rộng kèm theo mưa to đến rất to, có sức phá hoại rất lớn, làm đổ cây cối, nhà cửa,...
	Bão thường phát sinh từ ngoài biển khơi.
	+ Lũ: Nước dâng cao do nước mưa ở vùng đầu nguồn dồn vào dòng sông trong một thời gian ngắn.
	+ Lũ quét: Lũ xảy ra bất ngờ trên sườn dốc và trên các sông suối, dòng chảy xiết, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn trên một phạm vi rộng, có thể cuốn trôi nhà cửa, cây cối, vật nuôi, người.
	+ Lụt: Nước dâng cao do mưa lũ, triểu cường, nước biển dâng gây ra, làm ngập cả một vùng rộng lớn, có thể nhấn chìm nhà cửa, ruộng đồng, cây cối.
	+ Dông, sét: Tia chớp, sét chạy ngoằn ngoèo kèm theo tiếng sấm nổ rền vang liên hồi, gió thổi rất mạnh và mưa to. Sét thường đánh vào những vật thể cao hoặc làm bằng kim loại.
	+ Sạt lở đất: Đất, đá bị sạt, trượt, lở do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy.
=> Mỗi loại thiên tai đều có những dấu hiệu nhất định, chúng được biểu hiện qua một số hiện tượng mà con người có thể dự báo và quan sát được. Nhận biết được các dấu hiệu của thiên tai để phòng chống và tự bảo vệ bản thân là rất cần thiết.
	- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
	- GV nêu ví dụ minh hoạ về một số thiệt hại do thiên tai gây ra như: trận sóng thần xảy ra tại Nhật Bản năm 2011, cơn bão số 6 Linfa xảy ra vào tháng 10 năm 2020 ở khu vực miền Trung,...
	Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
	- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
	- HS ghi bài.
	- GV mở rộng thêm:
	+ Lốc: Luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn, phạm vi hoạt động hẹp từ vài kilômét vuông đến vài chục kilômét vuông. Lốc xoáy mạnh có thể tạo thành vòi rồng có khả năng cuốn, hút những vật thể trên đường di chuyển.
	+ Hạn hán: Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước.
	+ Động đất: Có thể là sự rung động rất nhỏ mà con người có thể cảm nhận được, có thể là những chấn động rất lớn có thể phá huỷ hoàn toàn các thành phố, cướp đi tính mạng của hàng triệu người. Tuỳ theo mức độ động đất, các đổ vật trong nhà bị rung lắc, chao đảo mạnh hay yếu.
	+ Sóng thần: Sóng biển rất to, cao đến hàng chục mét do động đất ngầm dưới biển gây ra, có sức tàn phá rất lớn.
	Hoạt động 2: Xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân trong một số tình huống thiên tai
	a. Mục tiêu: 
	- Xác định được những việc cần làm để tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống thiên tai cụ thể.
	b. Nội dung: 
	- Thảo luận nhóm tìm hiểu xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân trong một số tình huống thiên tai.
	c. Sản phẩm: 
	- Kết quả thảo luận của học sinh.
	d. Tổ chức thực hiện: 
	Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
	- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS. Tuỳ theo sĩ số và số nhóm trong lớp, GV giao cho một đến hai nhóm thực hiện một trong 4 nhiệm vụ sau: 
	+ Nhiệm vụ 1. Thảo luận xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi có bão theo các câu hỏi gợi ý trong mục I - SGK.
	+ Nhiệm vụ 2. Thảo luận xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi xảy ra đông, sét theo các câu hỏi gợi ý trong mục 2 - SGK.
	+ Nhiệm vụ 3. Thảo luận xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi lũ, lụt xảy ra theo các câu hỏi gợi ý trong mục 3 - SGK.
	+ Nhiệm vụ 4. Thảo luận xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi xảy ra sạt lở đất theo các câu hỏi gợi ý trong mục 4 - SGK.
	Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
	+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
	+ Nhắc thư kí nhóm ghi ý kiến của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình HS làm việc nhóm, GV đến vị trí của các nhóm quan sát và nghe các em nêu ý kiến của mình. Có thể hỗ trợ hoặc hướng dẫn thêm để giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.
	Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
	- Mời lần lượt đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 	* Xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân trong một số tình huống thiên tai
	+ Trong tình huống có bão
	Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên tỉ vi hoặc đài (Radio) để biết được thời gian xảy ra bão và cấp độ của bão. Trước khi có bão, nhất là bão có cấp độ nguy hiểm tràn vào (cấp 11 - 12 và trên cấp 12), trời thường tối sẩm lại, gió thổi rất mạnh, thổi tung từng lớp bụi, cuộn tròn trong không khí. Nếu ở nơi trũng hoặc vùng xả lũ của nhà máy thuỷ điện, khi có thông báo của chính quyển địa phương, cần nhanh chóng di chuyển người và tài sản cần thiết lên những nơi cao, an toàn. Dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc chữa bệnh (như: thuốc cảm sốt, thuốc tiêu chảy) vì mưa bão có thể gây ngập lụt, cô lập nơi mình ở và làm nguồn nước bị ô nhiễm gây dịch bệnh. Khi bão xảy ra, nếu đang ở nhà cần đóng chặt cửa sổ, cửa ra vào và ở yên trong nhà. Kiểm tra và ngắt các thiết bị điện. Nếu đang đi ngoài đường, cần nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn an toàn, tránh xa các cây to, cột điện, không dùng điện thoại di động. Sau bão, nếu có hiện tượng cây đổ, đường ngập nước, dây điện đứt thì tuyệt đối không được ra đường lội nước để tránh điện giật và những tai nạn do bão gây ra.
	+ Trong tình huống dông, sét
	Không nên ra đường khi thấy những tia chớp, sét kèm theo tiếng sấm, gió thổi mạnh. Trong trường hợp đang ở ngoài đường hoặc nơi đất trống, cánh đồng mà xảy ra dông, sét, cần nhanh chóng di chuyển đến nơi có nhà cửa để trú ẩn, tuyệt đối không đứng dưới cột điện, gốc cây to đơn độc, các công trình như tháp cao, đường dây điện hoặc những vật bằng kim loại để tránh bị sét đánh. Nếu không có nơi trú ẩn thì không di chuyển mà ngồi xuống, thu mình lại, hai chân sát vào nhau, hai bàn tay áp vào hai bên tai. Nếu đang ở trong nhà thì không sử dụng điện thoại và ngắt các thiết bị điện (như: điểu hoà, Internet, tỉ vi, bình nóng lạnh,...) khỏi nguồn điện vì sét có thể đánh vào đường dây điện làm hỏng các thiết bị điện và gây giật. Đóng chặt các cửa và tránh xa cửa sổ làm bằng kim loại.
	+ Trong tình huống mưa lũ
	Vào mùa mưa lũ, cần thường xuyên mang theo áo mưa. Tuyệt đối không được tự ý vượt qua sông, suối, đập tràn khi nước lũ đang dâng cao và chảy xiết. Nếu chẳng may gặp nước lũ, cần di chuyển nhanh đến nơi cao và vững chắc nhất. Nếu bị nước cuốn, cần bình tĩnh bám chặt hoặc leo lên vật cố định (như tảng đá, cành cây), hét lớn để tìm kiếm sự trợ giúp.
	Để phòng bị đuối nước, cần rèn kĩ năng bơi và không tự ý ra sông, suối bơi lội, nhất là vào mùa mưa lũ.
	+ Trong tình huống sạt lở đất
	Hiện tượng sạt lở đất thường xảy ra ở ven sông, núi đất, đổi sau những đợt mưa to kéo đài (GV nêu ví dụ về đợt mưa to kéo dài gần nửa tháng ở khu vực miền Trung do tác động của cơn bão số 6 Linfa xảy ra hồi tháng 10 năm 2020 gây sạt lở núi ở khu vực thuỷ điện Rào Trăng 3 và Lệ Thuỷ - Quảng Bình). Khi được cảnh báo về hiện tượng sạt lở đất có thể xảy ra ở khu vực gia đình đang sinh sống, cần nhanh chóng sơ tán ra khỏi vùng đó theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương.
	- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. Yêu cầu HS không nêu lại những ý kiến của nhóm
	Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
	- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
	- HS ghi bài.
	C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
	a. Mục tiêu: 
	- Củng cố kiến thức về thiên tai.
	b. Nội dung: 
	- Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
	c. Sản phẩm: 
	- Kết quả của HS.
	d. Tổ chức thực hiện: 
	- GV sử dụng kỹ thuật vảy cá, đưa hệ thống câu hỏi, HS làm bài lên phiếu bài tập.
	Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
	+ Dấu hiệu và những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi có bão
	+ Dấu hiệu và những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi xảy ra đông, sét 
	+ Dấu hiệu và những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi lũ, lụt xảy ra
	+ Dấu hiệu và những việc cần làm để bảo vệ bản thân khi xảy ra sạt lở đất 
	Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
	- HS làm bài tập cá nhân 
	Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
	- HS nộp phiếu bài tập, GV chọn các phiếu làm tốt các nội dung, dán lên bảng
	Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
	- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
	D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
	a. Mục tiêu: 
	- Vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế.
	b. Nội dung: 
	- HS biết các dấu hiệu thiên tai xảy ra ở nơi mình đang ở và biết cách phòng chống, xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân trong một số tình huống thiên tai.
	c. Sản phẩm: 
	- Kết quả của HS
	d. Tổ chức thực hiện:
	- GV yêu cầu HS làm bài thu hoạch
	+ Các loại thiên tai tại địa phương các em sinh sống?
	+ Những việc cần làm để bảo vệ bản thân trong một số tình huống thiên tai.
	+ Theo em chúng ta cần làm gì để giảm thiên tai trong cuộc sống?
	- HS thực hiện yêu cầu về nhà của GV.
	- GV đặt câu hỏi, HS trả lời
	- HS làm bài thu hoạch nộp bài vào giờ học sau.
	- GV thu bài chấm bài, nhận xét đánh giá vào giờ học sau.
	IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- HS tự đánh giá, GV đánh giá, đánh giá nhóm chéo.
- Phương pháp đánh giá phân tích sản phẩm của học sinh;
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phiếu đánh giá, câu hỏi, Bảng đánh giá.
	V. HỒ SƠ DẠY HỌC
	- Công cụ: Bảng đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh
BẢNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Ngày: ./ ../ 
Tên: 
Nhóm: .
Mức độ
ND
đánh giá
Mức 4
(4 điểm)
Mức 3
(3 điểm)
Mức 2
(2 điểm)
Mức 1
(1 điểm)
Số điểm
Nội dung
Trình bày được: 
- Dấu hiệu đặc trưng của các loại thiên tai
+ Trong tình huống có bão
+ Trong tình huống mưa lũ
Trong tình huống dông, sét
+Trong tình huống sạt lở đất
- Xác định những việc cần làm để bảo vệ bản thân trong một số tình huống thiên tai
Trình bày được nội dung nhưng còn sơ sài, ít thông tin.
Trình bày được 3/4 nội dung nhưng còn so sài, ít thông tin hoặc có thông tin chưa chính xác
Trình bày được 2/4 nội dung nhưng còn so sài, ít thông tin hoặc có thông tin chưa chính xác
Hình thức 
Đúng yêu cầu đặt ra, sinh động, bắt mắt, trình bày khoa học, dễ hiểu có tính liên kết giữa các phần nội dung.
Đúng yêu cầu đặt ra, sinh động, bắt mắt, trình bày chưa khoa học, tính liên kết chưa rõ nét
Đúng yêu cầu đặt ra tuy nhiên còn đơn điệu, sơ sài
Nhầm hình thức trình bày
Cách thức trình bày sản phẩm trước đám đông
Người trình bày lưu loát, dễ hiểu; Các thành viên trong nhóm trả lời được đa số thắc mắc (trong phạm vi tìm hiểu) của người nghe
Người trình bày đôi chỗ chưa lưu loát; Các thành viên trong nhóm trả lời được đa số thắc mắc (trong phạm vi tìm hiểu) của người nghe
Người trình bày nhiều chỗ chưa lưu loát; Các thành viên trong nhóm trả lời được một nửa thắc mắc (trong phạm vi tìm hiểu) của người nghe
Người trình bày nhiều chỗ chưa lưu loát; Các thành viên trong nhóm trả lời được 2/3 thắc mắc (trong phạm vi tìm hiểu) của người nghe
Tổng điểm
Mức đạt: Từ từ 6 - 12 điểm’
Chưa đạt: dưới 6 điểm
	- Công cụ: phiếu đánh giá
 PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM
Ngày: ./ ../ 
Tên:
Nhóm:
Xác định và mô tả nhiệm vụ của bạn trong nhóm:
Mức độ
Tiêu chí
1 điểm
Bắt đầu
2 điểm
Phát triển
3 điểm
Hoàn thành
4 điểm
Mẫu mực
 Điểm
(Tổng cao nhất 20 điểm)
1. Nghiên cứu, thu thập thông tin và chia sẻ thông tin
Tôi không tìm kiếm được thông tin có liên quan đến chủ đề. Tôi không chia sẻ thông tin với nhóm.
Tôi tìm kiếm được một vài thông tin nhưng chỉ một lượng nhỏ là có lích cho chủ đề.Tôi chia sẻ một ít thông tin với nhòm
Tôi tìm kiếm được một số thông tin có liên quan đến chủ đề nhưng không phải tất cả. Tôi chia sẻ một số thông tin hữu ích với nhóm
Tôi tìm kiếm được nhiều thông tin cho chủ đề hoặc nhiệm vụ được giao Tôi chia sẻ nhiều thông tin hữu ích với nhóm
2. Sự tham gia vào nhiệm vụ nhóm
Tôi không tham gia nhiệm vụ nào hoặc buổi họp nhóm nào.
Tôi tham gia dưới một nửa các nhiệm vụ hoặc buổi họp nhóm.
Tôi tham gia hơn một nửa các nhiệm vụ hoặc buổi họp nhóm nhưng không phải tất cả
Tôi tham gia tất cả các nhiệm vụ hoặc buổi họp nhóm 
3. Hoàn thành nhiệm vụ
Tôi không hoàn thành nhiệm vụ nào được giao.
Tôi hoàn thành ít hơn một nửa nhiệm vụ được giao.
Tôi hoàn thành nhiều hơn một nửa nhưng không phải tất cả nhiệm vụ được giao
Tôi hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ được giao
4. Lắng nghe ý kiến của các thành viên khác 
Tôi không lắng nghe các thành viên trong nhóm, tôi nghĩ và làm theo cách của tôi.
Tôi không thường xuyên lắng nghe ý kiến và phản hồi của các thành viên khác cho nhóm.
Tôi gần như lắng nghe ý kiến và phản hồi của các thành viên khác cho nhóm.
Tôi lắng nghe ý kiến và phản hồi của các thành viên khác cho nhóm nếu thấy có hiệu quả cho nhóm tôi đồng ý theo họ.
5. Giải quyết vấn đề khi có bất đồng
Tôi tranh cãi với cách nghĩ mọi người và cố gắng để họ suy nghĩ như cách của tôi.
Thỉnh thoảng tôi tranh cãi với các thành viên khác của nhóm 
Tôi thảo luận các vấn đề với các thành viên và chỉ 1 vài lần tranh cãi.
Tôi thảo luận không tranh cãi với các thành viên trong nhóm.
- Công cụ: Bảng kiểm đánh giá nhóm
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN KHI LÀM VIỆC NHÓM 
Ngày: ./ ../ 
Nhóm: 
Đánh dấu x vào các tiêu chí 1,2,3 đối với cá nhân đạt các tiêu chí.
STT
Họ và tên
 ..
1. Trình bày ý kiến của bản thân một cách tích cực và hợp lí
2. Lắng nghe ý kiến của người khác
3. Khi có ý kiến trái với suy nghĩ của bản thân, em tuân theo ý kiến hợp lí
1
2
3
 ..
- Công cụ bảng ghi chép: 
BẢNG GHI CHÉP HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm
Nhiệm vụ 1
Nhiệm vụ 2
Nhiệm vụ 3
Nhiệm vụ 4
1
2
3
4
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SƠN DƯƠNG
 TRƯỜNG THCS PHÚC ỨNG
Mail: mcthangoocgan@gmail.com
ĐT: 0974583522
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HĐTNHN LỚP 6
Ngày giảng: / /2021
TUẦN 11
CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN
TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
SINH HOẠT LỚP: ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
 Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
Sơ kết tuần
Nêu được những việc đã tham gia, những điều đã học hỏi được và cảm nhận của bản thân sau khi tham gia chủ để “Tham gia giao thông an toàn” ở trường và chủ để “ứng phó với thiên tai” ở lóp;
Trình bày được kết quả tìm hiểu một số loại thiên tai ở địa phương và cách ứng phó với thiên tai;
Tự tin tham gia giao lưu văn nghệ với các bạn trong lớp.
Năng lực:
Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
Năng lực riêng:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
Nội dung liên quan buối sinh hoạt lớp.
Kế hoạch tuần mới
2. Học sinh
Bản sơ kết tuần
Kế hoạch tuần mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐÔNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp
Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lóp.
Sản phẩm: Thái độ của HS
Tổ chức thực hiện:
GVchủ nhiệm yêu cầu HS của lóp ồn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lóp
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THÚC
1. Hoạt động 1: Sơ kết tuần
Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần mới
Nội dung: Cán bộ lớp nhận xét
Sản phẩm: kết quá làm việc cùa HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- BCS lớp tổng hợp đánh giá sơ kết tuần và xây dựng kế hoạch cho tuần học mới
- Các tổ tổng hợp, đánh giá hoạt động của tổ trong tuần. 
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV định hướng và bổ sung những nội dung còn thiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- Đại diện các tổ báo cáo 
- Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung
- Nêu kế hoạch tuần tiếp theo
- Thảo luận kế hoạch tuần tiếp theo
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, khen thưởng (Đối với học sinh đạt thành tích hoặc có sự tiến bộ, ); Rút kinh nghiệm (Đối với học sinh còn chậm tiến bộ, có hành vi chưa chuẩn mực, )
- GV bổ sung vào kế hoạch hoạt động tuần tiếp theo. 
2. Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề
Mục tiêu:
Nêu được những việc đã tham gia, những điều đã học hởi được và cảm nhận của bản thân sau khi tham gia chủ để “Tham gia giao thông an toàn” ở trường và chủ để “ứng phó với thiên tai” ở lớp;
Trình bày được kết quả tìm hiếu một số loại thiên tai ở địa phương và cách ứng phó với thicn tai;
Tự tin tham gia giao lưu văn nghệ với các bạn trong lớp.
Nội dung: Tố chức buối chia sẻ về việc em đã thực hiện an toàn giao thông.
Sản phẩm: HS thực hiện.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS chia sẻ về:
- Những điều em đã học được về dấu hiệu của thiên tai và cách tự bảo vệ trong một số tình huống thiên tai cụ thể.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV giải đáp băn khoăn, thắc mắc của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu những nội dung đã học.
- Cách tự bảo vệ trong một số tình huống thiên tai cụ thể.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chồ ngồi.
c. Sản phẩm: Kết quả của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học.
- Đại diện các tổ chia sẻ về món quà tặng cho chương trình tổ chức tại cộng đồng, địa phương hoặc những người bạn.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
b. Nội dung: GV chủ nhiệm; Ban cán sự lớp; cá nhân HS, nhóm trưởng các nhóm
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Đại diện các nhóm trình bày về các hoạt động của nhóm đã thực hiện trong cộng đồng và ở địa phương
- Học sinh tự kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện 
các hoạt động, phong trào tham gia, ở trường, địa phương và nơi học tập. Tham mưu các hoạt động HS tham gia, theo các tuần, tháng, năm.
*Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Gv đánh giá học sinh
Hs tự đánh giá
Đánh giá đồng đẳng
Quan sát
Thang đo.
* Hồ sơ đánh giá (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....
Phiếu đánh gía theo tiêu chí
Mức độ
Tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Đánh giá hoạt động tham gia các hoạt động cộng đồng
Ý nghĩa khi tham gia các hoạt động ở cộng đồng và địa phương
Thu hút các hoạt động tham gia
Tính linh hoạt trong các hoạt động
Hướng dẫn đánh giá:
Mức 1: 1 điểm
Mức 1: 2 điểm
Mức 1: 3 điểm
Mức 1: 4 điểm
Hướng dẫn cách nhận xét
Đạt từ 8 điểm trở lên: Đạt
Dưới 8 điểm: chưa đạt
(ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ THIÊN TAI)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Sơ kết tuần
- Nêu được những điều đã học hỏi được về cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm và mô tả được những việc đã tham gia ở trường, gia đình, cộng đồng để ứng phó với một số tình huống thiên tai.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: 
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới
2. Đối với HS: 
- Bản sơ kết tuần
- Kế hoạch tuần mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sơ kết tuần
a. Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần mới
b. Nội dung: Cán bộ lớp nhận xét
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu ban cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu: 
Nêu được những điều đã học hỏi được về cách ứng phó với các tình huống nguy hiểm và mô tả được những việc đã tham gia ở trường, gia đình, cộng đồng để ứng phó với một số tình huống thiên tai.
b. Nội dung: hs chia sẻ về n

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_tuan_11_pham_van_t.docx