Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 3: Điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Kể được những khó khăn của bản thân trong môi trường học tập mới;
- Nêu được những việc đã làm và nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới;
- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch học tập, rèn luyện trong môi trường học tập mới.
2.Về năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn luyện kĩ năng thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, kính trọng thầy cô, kì năng làm chủ cảm xúc, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng,.; sự tự tin, thiện chí.
+ Năng lực thiết kế lập kế hoạch học tập và rèn luyện bản thân.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: biết giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn với bạn bè trong môi trường học tập mới.
- Trung thực: có ý thức tham gia học tập và rèn luyện.
- Trách nhiệm: Tham gia học tập và rèn luyện tốt trong môi trường học tập mới.
Ngày giảng: 6 TUẦN 3 Tiết 3: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ ĐIỀU CHỈNH BẢN THÂN CHO PHÙ HỢP VỚI MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP I. Mục tiêu 1.Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Kể được những khó khăn của bản thân trong môi trường học tập mới; - Nêu được những việc đã làm và nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới; - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch học tập, rèn luyện trong môi trường học tập mới. 2.Về năng lực: - Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực đặc thù: + Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. + Rèn luyện kĩ năng thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, kính trọng thầy cô, kì năng làm chủ cảm xúc, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng,...; sự tự tin, thiện chí. + Năng lực thiết kế lập kế hoạch học tập và rèn luyện bản thân. 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: biết giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn với bạn bè trong môi trường học tập mới. - Trung thực: có ý thức tham gia học tập và rèn luyện. - Trách nhiệm: Tham gia học tập và rèn luyện tốt trong môi trường học tập mới. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Đối với giáo viên: - Thiết bị phát nhạc và các bài hát về trường, lớp, tình bạn, tình thầy trò; - Các tình huống, các vấn đề nảy sinh đối với HS mới vào lớp 6 (của những năm học trước). 2. Đối với học sinh: - Sưu tầm những tình huống những khó khăn trong môi trường học tập mới của HS trong thực tiễn ở lớp, ở trường; - Những trải nghiệm, những bỡ ngờ, khó khăn của bản thân trong những ngày đầu vào lớp 6. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS nghe bài hát “ Em yêu trường em”. Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì? Em có cảm thấy yêu trường, yêu lớp không ? Khi chuyển sang ngôi trường mới em có cảm thấy bỡ ngỡ và gặp khó khăn gì không? . GV khích lệ HS trả lời GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút) 2.1. Chia sẻ những khó khăn và những việc đã làm trong môi trường học tập mới. a) Mục tiêu: Nhận diện, nêu được những khó khăn gặp phải và những việc đã làm được để thích ứng với môi trường học tập mới b) Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ những khó khăn gặp phải và những điều học được từ các bạn trong việc thay đổi cho phù hợp với môi trường học tập mới. c) Sản phẩm: kết quả thảo luận của HS d) Tổ chức thực hiện * Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm không quá 8 người. Yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ về những nội dung sau: + Em đã gặp những khó khăn nào trong môi trường học tập mới? + Em đã tim sự hồ trợ, tư vấn của ai để khắc phục những khó khăn mà em gặp phải? + Những việc em đã làm được trong môi trường học tập mới? - GV khích lệ HS chia sẻ trong nhóm những điều mà bản thân tự lập vượt qua những khó khăn gặp phải và những điều học được từ các bạn trong việc thay đổi cho phù họp với môi trường học tập mới. *Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu GV đến các nhóm theo dõi, hồ trợ HS nếu cần thiết *Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi đại diện của các nhóm trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá *Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiệnnhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: + Em gặp những khó khăn trong môi trường học tập mới: Môi trường học tập mới, nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với thầy cô và bạn bè. + Em đã tìm sự hỗ trợ, tư vấn của bố mẹ hoặc bạn bè để khắc phục những lỗi lầm mà em gặp phải. + Ở môi trường học tập mới em đã tham gia vào câu lạc bộ nghệ thuật, đã chăm chỉ học tập để lấy hoa điểm 10. + Những điều em học được từ các bạn trong việc thay đổi cho phù hợp với môi trường học tập mới: thân thiện với mọi người xung quanh, lắng nghe ý kiến mọi người, thường xuyên giúp đỡ các bạn trong học tập hơn, 2.2. Xác định những việc nên làm phù hợp với môi trường học tập mới. a) Mục tiêu: Xác định được những việc nên làm đề điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới. b) Nội dung: Gv yêu cầu HS nêu những việc nên làm để bản thân phù hợp với môi trường học tập mới. c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS d) Tổ chức thực hiện: *Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu từng HS suy ngẫm về những việc HS lớp 6 nên làm để phù hợp với sự thay đổi trong môi trường THCS. -Tổ chức cho HS thảo luận theo yêu cầu sau: Xác định những việc nên làm để phù hợp với sự thay đổi trong môi trường THCS. Có thể gợi ý cho HS như trong SGK. - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Khích lệ HS chia sẻ những ý kiến không trùng lặp, cho đến khi hết ý kiến. *Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV đến các nhóm theo dõi, hồ trợ HS nếu cần thiết *Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện của 2 nhóm trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá *Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: + Những việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới: Chủ động làm quen với bạn bè mới; Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên về phưong pháp học các môn học mới; Học hỏi kinh nghiệm từ các bạn trong việc thay đổi cho phù hợp với môi trường mới; Xin ý kiến tư vấn của cán bộ tư vấn học đường của nhà trường; Thay đổi những thói quen không phù hợp trong môi trường học tập mới; Vượt qua các rào cản tâm lí, chủ động thích ứng với môi trường học tập mới; Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) a) Mục tiêu: Lập được kế hoạch rèn luyện trong môi trường học tập mới. b) Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu từng HS căn cứ vào nhũng khó khăn bản thân gặp phải trong môi trường học tập mới đã xác định trong Hoạt động 1 để xác định những điều cần tiếp tục điểu chỉnh hoặc thay đổi cho phù hợp với môi trưòng học tập mới. -Tổ chức cho HS xây dựng kế hoạch điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới theo mẫu gợi ý sau: Khó khăn/ điều cần thay đổi Biện pháp khắc phục Thời gian Học tập Rèn luyện - GV mời một số HS chia sẻ kế hoạch rèn luyện trong môi trường học tập mới. Khích lệ HS chia sẻ kế hoạch và yêu cầu HS lắng nghe tích cực những ý kiến góp ý để hoàn thiện kế hoạch điều chỉnh bản thân cho phù họp với môi trường học tập mới. - Nhắc nhở HS hoàn thiện kế hoạch của mình nhằm phát triển năng lực đặc thù của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) a) Mục tiêu: Thực hiện được kế hoạch điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường học tập mới; Biết tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn để khắc phục khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch. b) Nội dung:Thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện đã xây dựng. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu và hướng dần HS sau giờ học tiếp tục thực hiện những việc dưới đây: -Thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện đã xây dựng. - Tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn của cán bộ tâm lí học đường, thầy cô, bạn bè và những người có kinh nghiệm khác khi gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện. => GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_tuan_3_tiet_3_dieu.doc