Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 24: Ngày hội văn hóa dân gian - Hoàng Mạnh Hùng

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 24: Ngày hội văn hóa dân gian - Hoàng Mạnh Hùng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Biết một số trò chơi dân gian, thêm yêu quê hương, đất nước;

- Tăng cường sự đoàn kết, giao lưu với các lớp trong toàn trường;

- Rèn kĩ năng tổ chức trò chơi, kĩ năng quản lí;

- Tuân thủ luật chơi và hợp tác làm việc nhóm, giáo dục tinh thần trách nhiệm.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề

- Năng lực riêng:

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 20 trang Hà Thu 28/05/2022 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 24: Ngày hội văn hóa dân gian - Hoàng Mạnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Người soạn: Hoàng Mạnh Hùng, lớp HĐTN 3 – ĐT: 0358169992
Đơn vị: Trường THCS Hợp Hòa
CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG
TUẦN 24: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
TIẾT 24: NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Biết một số trò chơi dân gian, thêm yêu quê hương, đất nước;
- Tăng cường sự đoàn kết, giao lưu với các lớp trong toàn trường;
- Rèn kĩ năng tổ chức trò chơi, kĩ năng quản lí;
- Tuân thủ luật chơi và hợp tác làm việc nhóm, giáo dục tinh thần trách nhiệm.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: 
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Địa điểm, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động;
- Các dụng cụ cần thiết cho các trò chơi:
+ Cà kheo: Chiểu cao cà kheo là 0,3m; chiều dài cà kheo là 2,5m;
+ Sạp: mỗi bộ sạp gồm 12 cây gõ, hai cây đà để gõ; chiều dài mỗi cây gõ là 3m, cây đà là 4m;
+ Dây nhảy.
- Thành lập BGK và tiêu chí chấm điểm;
- Giải thưởng cho các đội chơi đoạt giải;
- Trước khoảng hai tuần, TPT phổ biến kế hoạch tổ chức ngày hội Văn hoá dân gian đến các lớp.
2. Đối với HS: 
- Tìm hiểu cách chơi các trò chơi dân gian: múa sạp, đi cà kheo, nhảy dây;
- Mỗi lớp đăng kí ba đội chơi ở cả ba loại hình.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2.2: Tổ chức trò chơi dân gian
a. Mục tiêu: 
- Hứng thú, tích cực tham gia các trò chơi dân gian;
- Rèn luyện kĩ năng tổ chức trò chơi, quản lí, hợp tác.
b. Nội dung: thi múa sạp, nhảy dây, đi cà kheo tiếp sức
c. Sản phẩm: kết quả cuộc thi
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu từng HS làm việc nhóm để chia sẻ với các bạn trong nhóm theo các câu hỏi:
+ Địa phương em có những truyền thống nào? (gợi ý: lễ hội, phong tục,...)
+ Em đã tham gia hoạt động truyền thống nào? Nêu cảm nhận của em khi tham gia hoạt động truyền thống đó.
+ Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương như thế nào?
* Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống địa phương
- Quê hương chúng ta có nhiều
truyễn thống tốt đẹp (GV nêu tên một số truyền thống của địa phương). Mỗi địa phương thường có nhiễu truyên thống khác nhau như: lễ hội truyền thống, các phong tục tốt đẹp, tạo nên bản sắc văn hoá riêng cho quê hương. Mỗi chúng ta hãy tích cực tìm hiểu để biết được các truyền thống tốt đẹp của quê hương mình và tự hào về những truyền thống đó.
Bước 2:Học sinh thực hiên nhiệm vụ
* Múa sạp:
- Mỗi đội thi đấu gồm 22 thành viên (10 HS múa và 12 HS gõ sạp).
- Các lớp bốc thăm theo thứ tự để dự thi; đội thi ốn định đội hình, thực hiện bài thi.
- Tiêu chí đánh giá: múa đều, động tác đẹp, hoà hợp giữa âm nhạc, động tác, nhịp điệu.
* Thi Đi cà kheo tiếp sức:
- Mỗi đội sẽ gồm hai người chơi: một nam, một nữ.
- Chiểu dài đoạn đường là 20m.
* Thi nhảy đây:
Mỗi đội dự thi sẽ gồm 10 thành viên (trong đó hai người quay dây và 8 người nháy).
- TPT đánh giá toàn bộ quá trình chuẩn bị và tham gia thi.
- BGk công bố kết quả cuộc thi và trao giải cho các đội thắng cuộc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: biết và chơi các trò chơi dân gian
b. Nội dung: đánh giá và công bố kết quả
c. Sản phẩm: Kết quả cuộc chơi
d. Tổ chức thực hiện: GV đánh giá toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện của học sinh
4. Hoạt động 4: Vận dung
a. Mục tiêu: biết và chơi các trò chơi dân gian
b. Nội dung: HS chơi các trò chơi dân gian với các bạn cùng lớp, trường hoặc cộng đồng
c. Sản phẩm: HS thực hiện
d. Tổ chức thực hiện: 
- Mời HS chia sẻ ý kiến:
+ Em có thích tham gia chơi các trò chơi dân gian không? Vì sao?
+ Hãy kể tên một số trò chơi dân gian khác mà em biết.
- Tìm hiểu các trò chơi dân gian và chơi với các bạn cùng lớp, cùng trường và cộng đồng.
* Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Trực tiếp: Nhà giáo dục cùng tham gia với các em hs tham gia hoạt động tìm hiểu về truyền thống quê em.
- Gián tiếp: HS tự đánh giá nhận xét các hoạt động các em đã tham gia... năng lực, hành vi, thái độ....
- Giáo viên nhận xét được thái độ tham gia và nắm bắt được tình hình của hs.
- Phương pháp giám sát theo dõi hoạt động của hs
- Phân tích
- Thảo luận
- Hấp dẫn sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học.
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung phương pháp đánh giá.
- Bảng ghi chép
- Đánh giá bằng sản phẩm
- Trao đổi thảo luận
* HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ
1. Bảng kiểm cá nhân và kế hoạch hành động
Học sinh
Hiếm khi
Đôi khi
Thường xuyên
Sử dụng các cơ hội tự phát và có kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ truyền thống quê hương
Khuyến khích HS tự thiết lập mối quan hệ truyền thống quê hương
Phát huy năng lực chung của mọi người
Thường xuyên tham gia tích cực vào các hoạt động ở địa phương
Ghi lại những việc đã làm cùng bạn bè có nhiều ý tưởng về hoạt động tập thể
Thường xuyên đặt câu hỏi cho nhau
Tích cực thu hút các bạn thông qua các hoạt động giải quyết vấn đề thực hành
Sử dụng thói quen tư duy
Thúc đẩy việc sử dụng và phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo
Người soạn: Lê Cường trường THCS Đông Lợi huyện Sơn Dương
 Vũ Thị Thanh Nhàn trường THCS thị trấn Na Hang
TUẦN 24: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ
TIẾT 24: TRUYỀN THỐNG QUÊ EM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nêu được những truyền thống tốt đẹp của quê hương;
- Giới thiệu được một số truyền thống của địa phương;
- Có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống của địa phương;
- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ, năng lực tham gia hoạt động và thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: 
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Máy tính, máy chiếu.
- Các hình ảnh/ video/ tình huống về truyền thống của địa phương.
2. Đối với HS: 
- Tìm hiểu về các truyền thống của địa phương.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động
c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV cho HS chơi trò chơi dân gian ở địa phương em.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
2.1. Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống địa phương
a. Mục tiêu: 
- Chia sẻ được những hiểu biết của bản thân về truyền thống của quê hương;
- Biết những truyền thống nổi bật của quê hương.
b. Nội dung: 
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu từng HS làm việc nhóm để chia sẻ với các bạn trong nhóm theo các câu hỏi:
+ Địa phương em có những truyền thống nào? (gợi ý: lễ hội, phong tục,...)
+ Em đã tham gia hoạt động truyền thống nào? Nêu cảm nhận của em khi tham gia hoạt động truyền thống đó.
+ Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương như thế nào?
* Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống địa phương
- Quê hương chúng ta có nhiều
truyễn thống tốt đẹp (GV nêu tên một số truyền thống của địa phương). Mỗi địa phương thường có nhiễu truyên thống khác nhau như: lễ hội truyền thống, các phong tục tốt đẹp, tạo nên bản sắc văn hoá riêng cho quê hương. Mỗi chúng ta hãy tích cực tìm hiểu để biết được các truyền thống tốt đẹp của quê hương mình và tự hào về những truyền thống đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Viết được bài giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục của quê hương.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Các nhóm sắm vai là phóng viên để đi phỏng vấn thầy cô và các bạn nhóm khác về lễ hội hoặc phong tục của quê hương. Để tìm hiểu về lễ hội truyền thống, HS có thể phỏng vấn theo gợi ý:
+ Tên lễ hội
+ Lễ hội được tổ chức vào dịp nào trong năm?
+ Những hoạt động diễn ra trong lễ hội?
+ Ý nghĩa của lễ hội?
+ Địa phương em đã làm gì để giữ gìn và phát huy lễ hội?
+ Những điều thầy/ cô/ bạn thấy ấn tượng hoặc thích về lễ hội?
+ Ý kiến của thẩy/ cô/ bạn để tổ chức lễ hội tốt hơn?
- GV nhắc HS khi phỏng vấn cần ghi chép lại những nội dung trọng tâm và có thể hỏi thêm những câu hỏi để hiểu rõ hơn các câu trả lời.
- Sau khi kết thúc phỏng vấn, GV yêu cầu các nhóm thảo luận để viết bài giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục của quê hương dựa trên những thông tin đã thu thập được khi phỏng vấn. Bài giới thiệu cần đảm bảo thể hiện được những nét chủ yếu, hấp dẫn của truyền thống, đồng thời nêu được những việc các em sẽ làm để bảo tổn, phát huy truyền thống đó. Ngoài ra, bài giới thiệu cần truyền được cảm xúc tích cực về truyền thống quê hương.
- HS thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung sẽ viết, phân công thành viên viết bài, giới thiệu về truyền thống mà nhóm đã lựa chọn.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Thu thập được thông tin để hoàn thiện bài giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục của quê hương.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS về nhà:
- Tiếp tục thu thập, bổ sung thông tin, tư liệu, hình ảnh cho bài giới thiệu.
- Hoàn chỉnh bài giới thiệu.
- Tập giới thiệu truyền thống quê hương với bạn bè, người thân.
* TỔNG KẾT
- GV yêu cầu một số HS chia sẻ những điều học hỏi được, cảm nhận của bản thân sau khi tham gia các hoạt động.
- GV kết luận chung: Quê hương chúng ta có nhiều truyền thống tốt đẹp. Hiểu được các truyền thống của quê hương, chúng ta càng thêm yêu và tự hào về truyền thống của quê hương mình. Mỗi chúng ta hãy là một tuyên truyền viên tích cực để giúp cho mọi người biết đến truyền thống của quê hương, đông thời có những hành động thiết thực để góp phần bảo tôn các truyền thống tốt đẹp của quê hương.
* KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Trực tiếp: Nhà giáo dục cùng tham gia với các em hs tham gia hoạt động tìm hiểu về truyền thống quê em.
- Gián tiếp: HS tự đánh giá nhận xét các hoạt động các em đã tham gia... năng lực, hành vi, thái độ....
- Giáo viên nhận xét được thái độ tham gia và nắm bắt được tình hình của hs.
- Phương pháp giám sát theo dõi hoạt động của hs
- Phân tích
- Thảo luận
- Hấp dẫn sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học.
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung phương pháp đánh giá.
- Bảng ghi chép
- Đánh giá bằng sản phẩm
- Trao đổi thảo luận
* Hồ sơ đánh giá: (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
1. Bảng kiểm cá nhân và kế hoạch hành động
Học sinh
Hiếm khi
Đôi khi
Thường xuyên
Sử dụng các cơ hội tự phát và có kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ truyền thống quê hương
Khuyến khích HS tự thiết lập mối quan hệ truyền thống quê hương
Phát huy năng lực chung của mọi người
Thường xuyên tham gia tích cực vào các hoạt động ở địa phương
Ghi lại những việc đã làm cùng bạn bè có nhiều ý tưởng về hoạt động tập thể
Thường xuyên đặt câu hỏi cho nhau
Tích cực thu hút các bạn thông qua các hoạt động giải quyết vấn đề thực hành
Sử dụng thói quen tư duy
Thúc đẩy việc sử dụng và phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo
Ngày soạn: ..
Người soạn: Lê Duy Hải trường THCS Kháng Nhật huyện Sơn Dương
Chủ đề 6
TUẦN 24: SINH HOẠT LỚP
TIẾT 24: GIỚI THIỆU LỄ HỘI HOẶC PHONG TỤC TỐT ĐẸP QUÊ EM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Học biết sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần mới
- Hiểu về truyền thống quê hương;
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng: 
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
3. Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm, yêu quê hương, tự hào về truyền thống của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.
- Kế hoạch tuần mới
2. Đối với HS: 
- Bản sơ kết tuần
- Kế hoạch tuần mới.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp
b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị sinh hoạt lớp.
c. Sản phẩm: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp ổn định vị trí, chuẩn bị sinh hoạt lớp
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Sinh hoạt lớp
a. Mục tiêu: HS biết các hoạt động trong tuần học và xây dựng kế hoạch tuần mới
b. Nội dung: Cán bộ lớp nhận xét
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu tổ trưởng các tổ tổng hợp kết quả các hoạt động trong tuần cho lớp trưởng.
- Lớp trưởng yêu cầu các tổ thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Các nhóm hoạt động trao đổi thực hiện các nhiệm vụ được giao.
* Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống ở địa phương
- HS chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình (GV nêu tên một số truyền thống ở địa phương).
- HS nêu lễ hội truyền thống tốt đẹp tạo nên bản sắc văn hóa riêng của quê hương và tự hào về các truyền thống đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trao đổi.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
- GV theo dõi và hướng dẫn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm trả lời.
- GV gọi HS nhận xét và đánh giá.
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá nhận xét chuẩn kiến thức.
- HS tiếp thu.
3. Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu: 
- Tự tin, hứng thú giới thiệu về truyền thống quê hương;
- Tự hào về truyền thống quê hương.
b. Nội dung: Thi “Giới thiệu về truyền thống quê em”
c. Sản phẩm: kết quả phần thi
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: 
Thi “Giới thiệu về truyền thống quê em”
- Thành lập BGK: Mỗi nhóm cử một bạn tham gia làm BGK, GV làm Trưởng BGK.
- BGK thống nhất các tiêu chí chấm điểm như: Bài thuyết trình cần phù hợp với chủ để, đảm bảo thể hiện được những nét tiêu biểu của truyền thống (5 điểm); Người thuyết trình tự tin, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc, hấp dẫn (3 điểm); Giải đáp được các câu hỏi của các bạn đặt ra cho bài thuyết trình (2 điểm).
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp chú ý lắng nghe, cổ vũ, động viên.
* BGK TỔNG KẾT:
a. Mục tiêu: HS biết việc cần làm để thiết lập được mối quan hệ với cộng đồng;
b. Nội dung: hs chia sẻ những việc làm và hành vi thể hiện có văn hóa trong cộng đồng
c. Sản phẩm: kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS
- Nêu và thực hiện được ít nhất 5 việc cần làm để lan tỏa về truyền thống quê hương mình.
- Sẵn sàng làm hướng dẫn viên để giới thiệu và quảng bá truyền thống quê hương mình.
- Lập và thực hiện được kế hoạch để gìn giữ những nét đẹp văn hóa tại địa phương.
- Biết cách vận động người thân và bạn bè tham gia hoạt động của địa phương.
- Thực hiện được các hành vi văn hoá ở nơi công cộng.
- Giới thiệu được ít nhất một lễ hội hoặc phong tục của địa phương.
* KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Trực tiếp: Nhà giáo dục cùng tham gia với các em hs tham gia hoạt động tìm hiểu về truyền thống quê em.
- Gián tiếp: HS tự đánh giá nhận xét các hoạt động các em đã tham gia... năng lực, hành vi, thái độ....
- Giáo viên nhận xét được thái độ tham gia và nắm bắt được tình hình của hs.
- Phương pháp giám sát theo dõi hoạt động của hs
- Phân tích
- Thảo luận
- Hấp dẫn sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học.
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung phương pháp đánh giá.
- Bảng ghi chép
- Đánh giá bằng sản phẩm
- Trao đổi thảo luận
* Hồ sơ đánh giá: (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
1. Bảng kiểm cá nhân và kế hoạch hành động
Học sinh
Hiếm khi
Đôi khi
Thường xuyên
Sử dụng các cơ hội tự phát và có kế hoạch để thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ truyền thống quê hương
Khuyến khích HS tự thiết lập mối quan hệ truyền thống quê hương
Phát huy năng lực chung của mọi người
Thường xuyên tham gia tích cực vào các hoạt động ở địa phương
Ghi lại những việc đã làm cùng bạn bè có nhiều ý tưởng về hoạt động tập thể
Thường xuyên đặt câu hỏi cho nhau
Tích cực thu hút các bạn thông qua các hoạt động giải quyết vấn đề thực hành
Sử dụng thói quen tư duy
Thúc đẩy việc sử dụng và phát triển kỹ năng tư duy và sáng tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_tuan_24_ngay_hoi_v.docx