Chuyên đề Đại số Lớp 6 - Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9
1. Dấu hiệu chia hết.
* khi và chỉ khi a có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
* khi và chỉ khi a có chữ số tận cùng là 0; 5.
* khi và chỉ khi tổng các chữ số của a chia hết cho 3.
* khi và chỉ khi tổng các chữ số của a chia hết cho 9.
Mở rộng:
* Nếu ( hoặc ) khi và chỉ khi hai chữ số tận cùng của a tạo thành một số chia hết cho 4 ( hoặc 25).
* Nếu ( hoặc ) khi và chỉ khi ba chữ số tận cùng của a tạo thành một số chia hết cho 8 ( hoặc 125).
* Nếu khi và chỉ khi tổng các chữ số hàng lẻ của a trừ đi tổng các chữ số hàng chẵn của a ( hoặc ngược lại ) chia hết cho 11.
Ví dụ: Số vì
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Đại số Lớp 6 - Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ HỌC6 - CHUYÊN ĐỀ: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2; 3; 5; 9 A.TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Dấu hiệu chia hết. * khi và chỉ khi a có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8. * khi và chỉ khi a có chữ số tận cùng là 0; 5. * khi và chỉ khi tổng các chữ số của a chia hết cho 3. * khi và chỉ khi tổng các chữ số của a chia hết cho 9. Mở rộng: * Nếu ( hoặc ) khi và chỉ khi hai chữ số tận cùng của a tạo thành một số chia hết cho 4 ( hoặc 25). * Nếu ( hoặc ) khi và chỉ khi ba chữ số tận cùng của a tạo thành một số chia hết cho 8 ( hoặc 125). * Nếu khi và chỉ khi tổng các chữ số hàng lẻ của a trừ đi tổng các chữ số hàng chẵn của a ( hoặc ngược lại ) chia hết cho 11. Ví dụ: Số vì 2. Các dạng toán thường gặp. Dạng 1: Nhận biết một số chia hết cho 2; 3; 5; 9 Phương pháp: * Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 * Tính chất chia hết của một tổng, tích, hiệu. * Lưu ý: Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 nhưng một số chia hết cho 3 chưa chắc đã chia hết cho 9. Dạng 2: Tìm điểu kiện cho quan hệ chia hết, chia có dư Phương pháp: Áp dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 Dạng 3: Chứng minh quan hệ chia hết Phương pháp: - Áp dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 - Dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5 ; chia hết cho cả 3 và 9 B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM I – MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Trong các số sau đây, số nào chia hết cho 3: 3214, 6789, 1243, 9831 A. 3214, 6789 B. 1243, 9831 C. 6789, 9831 D. 3214, 9831 Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Trong các số 2055; 6430; 5041; 2341; 2305 A. Các số chia hết cho 5 là 2055; 6430; 2341 B. Các số chia hết cho 3 là 2055 và 6430. C. Các số chia hết cho 5 là 2055; 6430; 2305. D. Không có số nào chia hết cho 3. Câu 3: Trong các số sau, số chia hết cho cả 3; 5 và 9 là: A. 2016 B. 2015 C. 1140 D. 1125 Câu 4: Hãy chọn câu sai A. Số chia hết cho 2 có tận cùng là số lẻ B. Số chia hết cho 2 và 5 có tận cùng là chữ số 0 C. Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 2 D. Số dư trong phép chia một số cho 2 bằng số dư trong phép chia chữ số tận cùng của nó cho 2. Câu 5: Hãy chọn câu sai A. Số chia hết cho 2 và 5 có tận cùng là số 0 B. Số chia hết cho 2 thì có tận cùng là số lẻ. C. Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 2 D. Số dư trong phép chia một số cho 2 hoặc 5 bằng số dư trong phép chia chữ số tận cùng của nó cho 2 hoặc 5 Câu 6: Hãy chọn câu sai A. Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 B. Một số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9 C. Một số chia hết cho 10 thì chia hết cho 5 D. Một số chia hết cho 45 thì chia hết cho 9 Câu 7: Trong các số 333; 354; 360; 2457; 1617; 152 số chia hết cho 9 là: A. 333 B. 360 C. 2457 D. Tất cả các câu trên đều đúng. II – MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 8: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây: A. Những số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 B. Những số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9 C. Những số có chữ số tận cùng là 3 thì chia hết cho 3 D. Những số có chữ số tận cùng là 3 hoặc 9 thì chia hết cho 9 Câu 9: Hãy chọn câu sai A. Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3 B. Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9. C. Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 5 D. Một số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9 Câu 10. Tổng chia hết cho 5 là A. A = 10 + 25 + 34 + 2000 B. A = 5 + 10 + 70 + 1995 C. A = 25 + 15 + 33 + 45 D. A = 12 + 25 + 2000 + 1997 Câu 11: Từ 3 trong 4 sô 5; 6; 3; 0, hãy ghép thành số có 3 chữ số khác nhau là số nhỏ nhất chia hết cho 2 và 5. A. 350 B. 530 C. 360 D. 560 III – MỨC ĐỘ VẬN DỤNG Câu 12: Tìm giá trị của * để chia hết cho 9 A. 3 B. 5 C. 7 D. 9 Câu 13: Tìm hai số tự nhiên a, b sao cho chia hết cho 2, 3, 5, 9? A. a = b =0 B. a = 6, b = 5 C. a = 3, b = 0 D. a= 6, b =0 Câu 14: Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số chia hết cho 3? A. 30 số B. 31 số C. 32 số D. 33 số Câu 15: Từ ba trong bốn số 5, 6, 3, 0 hãy ghép thành số có ba chữ số khác nhau là số lớn nhết chia hết cho 2 và 5 A. 560 B. 650 C. 360 D. 630 Câu 16: Tìm các chữ số x, y biết rằng chia hết cho 2,5 và 9. A. 23650 B. 23950 C. 23058 D. 23850 Câu 17: Cho 5 số 0; 1; 3; 6; 7. Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số và chia hết cho 3 được lập từ các số trên mà các chữ số không lặp lại A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu 17: Cho số . Tìm tổng các chữ số a,b sao cho A chia 9 dư 2 A. B. C. D. Câu 18: Cho số chia hết cho 5 và 9 nhưng không chia hết cho 2.Khi đó a- b là: A. 0 B. 3 C. -3 D. 1 Câu 19: Viết các số tự nhiên liên tiếp từ 10 đến 99 ta được số A. Hỏi A có chia hết cho 9 không. A. Chia hết B. Không chia hết. C. BÀI TẬP TỰ LUẬN I – MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5? 483; 572; 330; 615; 298 Giải Các số chia hết cho 2 là: 572; 330; 298 Các số chia hết cho 5 là: 330; 615. Bài 2: Trong các số sau: 120; 235; 476; 250; 423; 261; 735; 122; 357 a) Số nào chia hết cho 2. b) Số nào chia hết cho 5. c) Số nào chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5. d) Số nào chia hết cho cả 2 và 5. Giải a) Số chia hết cho 2 là 120; 476; 250; 122 b) Số chia hết cho 5 là: 120; 235; 250; 735 c) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là 476; 122 d) Số chia hết cho cả 2 và 5 là 120; 250 Bài 3: Trong các sốsau, số nào chia hết cho 3, số nào chia hết cho 9? 233; 169; 111; 450; 846. Giải Ta có:nênvà . nênvà . nhưng không chia hết cho 9 nên nhưng . nênvà nênvà Vậy các số chia hếtcho 3 là 111; 450; 846; cácsố chia hếtcho 9 là 450; 846. Bài 4: Trong các số sau: a) Số nào chia hếtcho 3. b) Số nào chia hết cho 9. c) Số nào chia hết cho cả 3 và 9. Giải a) Số chia hếtcho 3 là372; 261; 7371 ( Vì có tổng các chữ số chia hết cho 3 ) b) Số chia hếtcho 9 là: 7371; 261( Vì có tổng các chữ số chia hết cho 9 ) c) Số chia hếtchocả 3 và 9: 7371; 261( Vì có tổng các chữ số chia hết cho 3 ) (Số chia hếtcho 9 thì chia hếtcho 3) II – MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Bài 1: Cho số . Có bao nhiêu số N sao cho N là số có 5 chữ số khác nhau và N chia cho 3 dư 2, N chia cho 5 dư 1 và N chia hết cho 2. Lời giải Điều kiện: a, b ∈ {0; 1; 2; 3; ....; 9} chia cho 5 dư 1 ⇒ b ∈ {1; 6} Mà N chia hết cho 2 nên b = 6, ta được số Vì N chia 3 dư 2 nên 5 + a + 2 + 7 + 6 = 20 + a chia 3 dư 2 ⇒ (18 + a) ⋮ 3 Mà 18 ⋮ 3 nên a ⋮ 3 ⇒ a ∈ {0; 3; 6; 9} (a là chữ số) Lại có N là số có 5 chữ số khác nhau nên a ∈ {0; 3; 9} Vậy có 3 số N thỏa mãn yêu cầu bài là 50276; 53276; 59276 III – MỨC ĐỘ VẬN DỤNG Bài 5: Nhà bạn An có nuôi 3 đàn vịt chăn thả trên 3 cánh đồng khác nhau. Số vịt trong đàn là 99; 109 và 134 con. Bạn An nói nếu đem tất cả số vịt đó nhốt đều vào 3 chuồng hoặc 9 chuồng thì không thừa con nào. Theo em, bạn An có làm được việc đó không? Giải Tất cả số vịt có là: (con) Ta cónên . Vậy bạn An có thể đem tất cả số vịt đó nhốt đều vào 3 chuồng hoặc 9 chuồng thì không thừa con nào. Bài 6: Có bao nhiêu số tự nhiên m thỏa mãn a) Chia hết cho 2 và b) Chia hết cho 5 và c) Vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 và Giải a) Thì Số phần tử của tập hợp trên là . Vậycó 10 số tự nhiên thỏa mãn đề toán. b) Thì Số phần tử của tập hợp trên là . Vậy có 5 số tự nhiên thỏa mãn đề toán. c) Vì số tự nhiên vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 nên chữ số tận cùng là chữ số 0. Vậy hay có 2 giá trị của m thỏa mãn đề toán. Bài 7: Có bao nhiêu số tự nhiên chia hết cho 3 mà mỗi số đều có hai chữ số? Giải Các số chia hếtcho 3 mà mỗi số có hai chữ số là: 12; 15; 18; 21; 99. Số các số hạng của dãy là: (số). Vậy có có 30 số tự nhiên có hai chữ số chia hết cho 3. Bài 8: Trong dãy số 1; 2; 3; 4; 199 có bao nhiêu số lẻ chia hết cho 9? Giải Các số lẻ chia hết cho 9 trong dãy là: 9; 27; 45; ;189. Số các số hạng của dãy là: (số). Vậy trong dãy số 1; 2; 3; 4; 5; ; 199 có 11 số lẻ chia hết cho 9. Bài 1: Cho số , thay dấu * bởi chữ số nào để: a/ A chia hết cho 2 b/ A chia hết cho 5 c/ A chia hết cho 2 và cho 5 Giải a/ thì * { 0, 2, 4, 6, 8} b/ thì * { 0, 5} c/ và thì Bài 2: Cho số , thay dấu * bởi chữ số nào để: a/ B chia hết cho 2 b/ B chia hết cho 5 c/ B chia hết cho 2 và cho 5 Giải a) Vì chữ số tận cùng của B là 5 khác 0, 2, 4, 6, 8 nên không có giá trị nào của * để b) Vì chữ số tận cùng của B là 5 nên nên c) Vì chữ số tận cùng của B là 5 nên không có giá trị nào của * để và Bài 3: Thay mỗi chữ bằng một số để: a) chia hết cho 9. b) chia hết cho 3 Giải a/ Do nên khi . Ta có khi a = 7 Vậy với a = 7 thì b/ Do nên khi . Ta có khi Vậy với thì chia hết cho 3 Bài 4: Điền vào dẫu * một chữ số để được một số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 a) b) Giải a) Theo đề bài ta có ; suy ra 4 + * = 6 hoặc 4 + * = 12 nên * = 2 hoặc * = 8. Vậy với thì chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 b) Tương tự * = 3 hoặc * = 9. Bài 5: Tìm số dư khi chia mỗi số sau cho 9, cho 3 8260, 1725, 7364, 1015 Giải Ta có nên khi Do đó 8260 có 8 + 2 + 6 + 0 = 16, 16 chia 9 dư 7. Vậy 8260 chia 9 dư 7. Tương tự ta có: 1725 chia cho 9 dư 6 7364 chia cho 9 dư 2 105 chia cho 9 dư 1 Ta cũng được 8260 chia cho 3 dư 1 1725 chia cho 3 dư 0 7364 chia cho 3 dư 2 105 chia cho 3 dư 1 Bài 6: Tìm các chữ số a và b biết rằng: a) b) Giải a) Vì nên và 9 mà nên * Nếu b = 0 thì ta có hay * Nếu b = 4 thì ta có hay * Nếu b = 8 thì ta có hay Vậy thì b) nên và 9 * Vì nên * Vì nên Vậy a = 5 và b = 4 thì IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Bài 1: a) Chứng minh rằng: Nếu tổng hai số tự nhiên không chia hết cho 2 thì tích của chúng chia hết cho 2. b) Nếu a; b N thì ab(a + b) có chia hết cho 2 không? Giải a) (a + b) không chia hết cho 2; a, b N. Do đó trong hai số a và b phải có một số lẻ. (Nếu a, b đều lẻ thì a + b là số chẵn chia hết cho 2. Nếu a, b đều là số chẵn thì hiển nhiên a+b là số chẵn chia hết cho 2). Từ đó suy ra a.b chia hết cho 2. b) - Nếu a và b cùng chẵn thì ab(a+b) chia hết cho 2 - Nếu a chẵn, b lẻ (hoặc a lẻ, b chẵn) thì ab(a+b) chia hết cho 2 - Nếu a và b cùng lẻ thì (a+b) chẵn nên (a+b ) chia hết cho 2, suy ra ab(a+b) chia hết cho 2. Vậy nếu a, b N thì ab(a+b) chia hết cho 2 Bài 2: Chứng tỏ rằng: a) 6100 – 1 chia hết cho 5. b) 2120 – 1110 chia hết cho 2 và 5 Giải a) 6100 có chữ số hàng đơn vị là 6 (VD 61 = 6, 62 = 36, 63 = 216, 64= 1296, ) suy ra 6100 – 1 có chữ số hàng đơn vị là 5. Vậy 6100 – 1 chia hết cho 5. b) Vì 1n = 1 () nên 2120 và 1110 là các số tự nhiên có chữ số hàng đơn vị là 1, suy ra 2120 – 1110 là số tự nhiên có chữ số hàng đơn vị là 0. Vậy 2120 – 1110 chia hết cho 2 và 5 Bài 3: a) Chứng minh rằng số chia hết cho 3. b) Tìm những giá trị của a để số chia hết cho 9 Giải a) ta có a + a + a = 3a chia hết cho 3. Vậy chia hết cho 3. b) chia hết cho 9 khi a+a+a = 3a (với a = 1,2,3, ,9) chia hết cho 9 khi a = 3 hoặc a = 9. Vậy với a = 3 hoặc a = 9 thì chia hết cho 9 Bài 2: Chứng tỏ rằng với mọi số tự nhiên n thì tích (n + 3)(n + 6) chia hết cho 2. Lời giải: Với mọi n ta có thể viết hoặc n = 2k + 1 hoặc n = 2k + Với n = 2k + 1 ta có: (n + 3)(n + 6) = (2k + 1 + 3)(2k + 1 + 6) = (2k + 4) (2k + 7) = 2(n + 2)(2k + 7) chia hết cho 2. + Với n = 2k ta có: (n + 3)(n + 6) = (2k + 3)(2k + 6) = 2(2k + 3)(k + 3) chia hết cho 2. Vậy với mọi n ∈ N thì (n + 3)(n + 6) chia hết cho 2. D. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BẢNG ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 C C D A B B D A B B A C D 14 15 16 17 18 19 20 D B D B B A A HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I – MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Trong các số sau đây, số nào chia hết cho 3: 3214, 6789, 1243, 9831 A. 3214, 6789 B. 1243, 9831 C. 6789, 9831 D. 3214, 9831 Lời giải: Đáp án C. Vì các số 6789; 9831 có tổng các chữ số chia hết cho 3 nên các số đó chia hết cho 3. Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Trong các số 2055; 6430; 5041; 2341; 2305 A. Các số chia hết cho 5 là 2055; 6430; 2341 B. Các số chia hết cho 3 là 2055 và 6430. C. Các số chia hết cho 5 là 2055; 6430; 2305. D. Không có số nào chia hết cho 3. Lời giải: Đáp án C. Câu A sai vì có số 2341 không chia hết cho 5 Câu B sai vì có số 6430 không chia hết cho 3 Câu D sai vì trong các đáp án trên đều có số 2055 chia hết cho 3 Câu 3: Trong các số sau, số chia hết cho cả 3; 5 và 9 là: A. 2016 B. 2015 C. 1140 D. 1125 Lời giải: Đáp án D. Số 1125 có chữ số tận cùng là 5 nên nó chia hết cho 5, đồng thời tổng các chữ số là nên 1125 chia hết cho cả 3 và9. Vậy số 1125 là số cần chọn. Câu 4: Hãy chọn câu sai A. Số chia hết cho 2 có tận cùng là số lẻ B. Số chia hết cho 2 và 5 có tận cùng là chữ số 0 C. Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 2 D. Số dư trong phép chia một số cho 2 bằng số dư trong phép chia chữ số tận cùng của nó cho 2. Lời giải: Đáp án A. Số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là số chẵn nên số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng là số lẻ là sai. Câu 5: Hãy chọn câu sai A. Số chia hết cho 2 và 5 có tận cùng là số 0 B. Số chia hết cho 2 thì tổng các chữ số chia hết cho 2. C. Một số chia hết cho 4 thì số đó chia hết cho 2 D. Số dư trong phép chia một số cho 2 hoặc 5 bằng số dư trong phép chia chữ số tận cùng của nó cho 2 hoặc 5 Lời giải: Đáp án B. Số chia hết cho 2 tận cùng là số chẵn. Câu sai là số chia hết cho 2 thì tổng các chữ số chia hết cho 2. Câu 6: Hãy chọn câu sai A. Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 B. Một số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9 C. Một số chia hết cho 10 thì chia hết cho 5 D. Một số chia hết cho 45 thì chia hết cho 9 Lời giải: Đáp án B. Câu sai là: Một số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9 chẳng hạn số 3 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9. Câu 7: Trong các số 333; 354; 360; 2457; 1617; 152 số chia hết cho 9 là: A. 333 B. 360 C. 2457 D. Tất cả các câu trên đều đúng. Lời giải: Đáp án D. Các số 333; 360; 2457 đều là các số chia hết cho 9 vì tổng các chữ số của nó chia hết cho 9. II – MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 8: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây: A. Những số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 B. Những số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9 C. Những số có chữ số tận cùng là 3 thì chia hết cho 3 D. Những số có chữ số tận cùng là 3 hoặc 9 thì chia hết cho 9 Lời giải: Đáp án A. Vì 9 chia hết cho 3 nên số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 Câu 9: Hãy chọn câu sai A. Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3 B. Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9. C. Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 5 D. Một số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9 Lời giải: Đáp án B . Câu B sai vì: Một số chia hết cho 3 thì chưa chắc đã chia hết cho 9. Ví dụ 3 chia hết cho 3 nhưng 3 không chia hết cho 9. Chọn đáp án B. Câu 10. Tổng chia hết cho 5 là A. A = 10 + 25 + 34 + 2000 B. A = 5 + 10 + 70 + 1995 C. A = 25 + 15 + 33 + 45 D. A = 12 + 25 + 2000 + 1997 Lời giải: Đáp án B. Ta có: 5 ⋮ 5; 10 ⋮ 5; 70 ⋮ 5; 1995 ⋮ 5 ⇒ (5 + 10 + 70 + 1995) ⋮ 5 Câu 11: Từ 3 trong 4 sô 5; 6; 3; 0, hãy ghép thành số có 3 chữ số khác nhau là số nhỏ nhất chia hết cho 2 và 5. A. 350 B. 530 C. 360 D. 560 Lời giải: Đáp án A. Số chia hết cho 2 và 5 có tận cùng là 0 nên chữ số hàng đơn vị của các số này là 0. Từ đó ta lập được các số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 2 và 5 là: 560; 530; 650; 630; 350; 360. Số nhỏ nhất trong các số trên là 350. Vậy số cần tìm là 350. III – MỨC ĐỘ VẬN DỤNG Câu 12: Tìm giá trị của * để chia hết cho 9 A. 3 B. 5 C. 7 D. 9 Lời giải: Đáp án C. Ta có mà => * = 7 Câu 13: Tìm hai số tự nhiên a, b sao cho chia hết cho 2, 3, 5, 9? A. a = b =0 B. a = 6, b = 5 C. a = 3, b = 0 D. a= 6, b =0 Lời giải: Đáp án D. Ta có , Vậy với a = 6 , b = 0 thì chia hết cho 2, 3, 5, 9? Câu 14: Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số chia hết cho 3? A. 30 số B. 31 số C. 32 số D. 33 số Lời giải: Đáp án D. Từ 1 đến 100 có các số chia hết cho 3 là: 3 ; 6 ; 9 ; ; 99 Có( 99 – 3): 3 + 1 = 96:3+1 = 32 + 1 = 33 ( số ) Câu 15: Từ ba trong bốn số 5, 6, 3, 0 hãy ghép thành số có ba chữ số khác nhau là số lớn nhết chia hết cho 2 và 5 A. 560 B. 650 C. 360 D. 630 Lời giải: Đáp án B. Số chia hết cho 2 và 5 có chữ số tận cùng là 0 nên chữ số hàng đơn vị là 0 Từ đó ta lập được các số có 3 chữ số chia hết cho cả 2 và 5 có chữ số tận cùng là 0 là 560; 530; 650; 630; 350; 360 Trong đó số lớn nhất là: 650 Câu 16: Tìm các chữ số x, y biết rằng chia hết cho 2,5 và 9. A. 23650 B. 23950 C. 23058 D. 23850 Lời giải: Đáp án D. Điều kiện: Vì chia hết cho cả2 và 5 nên y = 0 ta được mà Vậy x = 8; y = 0 ta có số 23850 Câu 17: Cho 5 số 0; 1; 3; 6; 7. Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số và chia hết cho 3 được lập từ các số trên mà các chữ số không lặp lại A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Lời giải: Đáp án B. Trong 5 số 0; 1; 3; 6; 7 chỉ có ba số 3 số được lập để chia hết cho 3 là: 0; 3; 6 chúng là các số 360; 306; 630; 603. Vậy ta lập được 4 số thỏa mãn bài ra. IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu 18: Cho số . Tìm tổng các chữ số a,b sao cho A chia 9 dư 2 A. B. C. D. Lời giải: Đáp án A. Ta có A chia9 dư 2 => a + 7+8+5+b = 20 + a + b chia 9 dư 2 hay mà Câu 19: Cho số chia hết cho 5 và 9 nhưng không chia hết cho 2.Khi đó a- b là: A. 0 B. 3 C. -3 D. 1 Lời giải: Đáp án B. vì N chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 nên tận cùng của N phải bằng 5.Vậy b = 5. Mà N chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của N phải chia hết cho 9 Do đó Vậy a- b = 8 – 5 = 3 Câu 20: Viết các số tự nhiên liên tiếp từ 10 đến 99 ta được số A. Hỏi A có chia hết cho 9 không. A. Chia hết B. Không chia hết. Lời giải: Đáp án A. Ta có A = 1011121314 9899 Xét các số tự nhiên liên tiếp có hai chữ số 10 ; 11 ; 12 ; ;98; 99 có ( 90 – 10 ) : 1 + 1 = 90 ( số ) Tổng các chữ số hàng chục ( 1 + 2 +3+ + 8+ 9 ) . 10 = 450 Tổng các chữ số hàng đơn vị ( 0+1 + 2 +3+ + 8+ 9 ) . 9 = 405 Tổng các chữ số của A là: 450 + 405 = 855 mà Vậy A chia hết cho 9.
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_dai_so_lop_6_dau_hieu_chia_het_cho_2_3_5_9.docx