Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 8: Những giá trị của bản thân - Nguyễn Thị Tuyên

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 8: Những giá trị của bản thân - Nguyễn Thị Tuyên

I. Mục tiêu

1.Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Nêu được thế nào là giá trị của một người;

 - Phát hiện được những giá trị của bản thân;

 - Biết giữ gìn và phát huy những giá trị của bản thân;

2.Về năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù:

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.

+ Rèn luyện kĩ năng thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, kính trọng thầy cô, kì năng làm chủ cảm xúc, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng,.; sự tự tin, thiện chí.

3. Về phẩm chất:

- Nhân ái: Biết yêu quý, chia sẻ những giá trị tốt đẹp của con người.

- Trung thực: Luôn tự hào về bản thân.

- Trách nhiệm: Tôn trọng và bảo vệ giá trị của bản thân và mọi người.

 II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với giáo viên:

- Thiết bị phát nhạc và các bài hát ca ngợi những giá trị của con người.

 - Những trường hợp có thể sử dụng làm ví dụ về giá trị của một người.

2. Đối với học sinh:

 - Suy ngẫm về những điều mình cho là quan trọng;

 - Suy ngẫm về điều gì đã chỉ phối việc lựa chọn cách giải quyết vấn để mình gặp phải;

 - Nhớ lại những đức tính của mình đã xác định trong Tuần 6.

 

doc 3 trang Hà Thu 7541
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Tuần 8 - Tiết 8: Những giá trị của bản thân - Nguyễn Thị Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn: 
GV: Nguyễn Thị Tuyên
Trường THCS Yên Lập 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: 6 
TUẦN 8
Tiết 8: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ 
NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nêu được thế nào là giá trị của một người;
	- Phát hiện được những giá trị của bản thân;
	- Biết giữ gìn và phát huy những giá trị của bản thân;
2.Về năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực đặc thù:
+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
+ Rèn luyện kĩ năng thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, kính trọng thầy cô, kì năng làm chủ cảm xúc, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng,...; sự tự tin, thiện chí.
3. Về phẩm chất: 
- Nhân ái: Biết yêu quý, chia sẻ những giá trị tốt đẹp của con người.
- Trung thực: Luôn tự hào về bản thân.
- Trách nhiệm: Tôn trọng và bảo vệ giá trị của bản thân và mọi người.
 II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Đối với giáo viên:
- Thiết bị phát nhạc và các bài hát ca ngợi những giá trị của con người.
	- Những trường hợp có thể sử dụng làm ví dụ về giá trị của một người.
2. Đối với học sinh:
	- Suy ngẫm về những điều mình cho là quan trọng;
	- Suy ngẫm về điều gì đã chỉ phối việc lựa chọn cách giải quyết vấn để mình gặp phải;
	- Nhớ lại những đức tính của mình đã xác định trong Tuần 6.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS nghe một vài bài hát “ Tự nguyện ”. Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nghe bài hát này, em có cảm xúc gì? 
GV khích lệ HS trả lời
GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Bài hát là tiếng lòng của thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước, là bản anh hùng ca tự nguyện dấn thân, chiến đấu để giành độc lập, giành tự do, để thống nhất đất nước. Bài hát cũng là lời nhắn nhủ tới thế hệ trẻ hôm nay: sống phải có ý nghĩa, mục đích, lý tưởng cuộc đời đúng đắn=> muốn có điều này thì phải xác định được những giá trị của bản thân.
2. Hoạt động 2:Hình thành kiến thức mới (25 phút)
* Tìm hiểu giá trị của một người 
a) Mục tiêu: Biết được thế nào là giá trị của một người và cách xác định giá trị của một người.
	b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: kết quả thảo luận của HS
d) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
	- GV yêu cầu HS đọc và phân tích trường họp trong SGK để làm rõ giá trị của bố mẹ Hiổn.
	- GV tổ chức cho HS thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao gia đình còn rất khó khăn mà bố mẹ Hiến vẫn quyết định trả lại phong bì tiền?
+ Giá trị nào đã chỉ phối hành động trả lại tiền của bố mẹ Hiển?
+ Theo em, thế nào là giá trị của một người? 
+ Muốn xác định giá trị của một người cần dựa vào đâu?
	- GV ghi những ý kiến không trùng lặp của HS lên bảng.
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu
GV đến các nhóm thểo dõi, hồ trợ HS nếu cần thiết
*Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi đại diện của các nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá
*Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: 
+ Khái niệm: Giá trị đối với từng cá nhân là điều một người tin tưởng, cho là quan trọng, có ý nghĩa, định hướng cho suy nghĩ và hành động của người đó trong cuộc sống.
+ Để xác định giá trị của một người, cần dựa vào điều mà họ cho là quan trọng, quý giá và chị phối cách giải quyết vấn đê, cách ứng xử của họ. Giá trị được thể hiện qua thái độ, hành động, hành vi có thể quan sát được.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
* Phát hiện và chia sẻ giá trị của em.
a) Mục tiêu: Tự nhận thức được giá trị của bản thân; Tự hào và chia sẻ được giá trị của mình với các bạn
b) Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu từng HS suy ngẫm đế trả lời câu hỏi: Dựa vào hiểu biết về giá trị và cách xác định giá trị, em hãy cho biết giá trị của em là gì?
- GVcho các câu hỏi gợi ý :
+ Điều gì em cho là quan trọng đối với mình?
+ Điều gì em cho là quý giá phải bảo vệ, giữ gìn, tôn trọng và theo đuổi?
+ Điều gì chi phổi các việc làm, lời nói, cách ứng xử, hành động của em?
+ Những phẩm chất mà em đã có là gì?
	- GV khuyến khích HS chia sẻ về những giá trị em đã xác định được, cảm nhận về nhũng giá trị mình có và những giá trị của bản thân mà em thấy tự hào.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: Thực hiện những hành động thể hiện, phát huy những giá trị của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.
	b) Nội dung: 
	- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6.
	- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện:
	- GV yêu cầu và khích lệ HS thường xuyên thực hiện những việc sau:
	+Thể hiện những giá trị của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.
	+ Chia sẻ với cha mẹ, người thân về những giá trị của mình và hòi thêm nhận xét của gia đình.
	+ Đề nghị gia đình tạo điều kiện giúp em thể hiện và phát huy những giá trị của bản thân.
TÓNG KẾT
	-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ kinh nghiệm học được sau khi tham gia các hoạt động.
	- GV kết luận chung: Mồi người đều có những giá trị. cẩn phát hiện được những giá trị cùa mình để phát huy bằng cách thể hiện thái độ, thực hiện các hành động, hành vi phù họp với giá trị. Chúng ta cần phải tôn trọng giá trị riêng của người khác./.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_6_tuan_8_tiet_8_nhun.doc